Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Video Bộ Y tế và WHO hướng dẫn: Khi nào nên tiêm vắc xin?

Bộ Y tế đã ban hành công văn về việc tổ chức tiêm chủng trong dịch COVID-19. Đồng thời, Bộ cũng đã phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới Việt Nam xây dựng clip ngắn về tầm quan trọng của vắc xin và tiêm chủng, hưởng ứng tuần lễ Tiêm chủng Thế giới năm 2020 (từ ngày 24-30/4/2020).

Trong tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến nhiều phức tạp, Bộ Y tế đã ban hành công văn số 2251/BYT-DP ngày 22/4/2020 về tổ chức tiêm chủng trong dịch COVID-19. Theo đó, đối với các tỉnh, thành phố thuộc nhóm nguy cơ cao và có nguy cơ sẽ tạm hoãn triển khai công tác tiêm chủng thường xuyên và thực hiện quản lý đối tượng tiêm chủng để tổ chức tiêm bù bảo đảm trẻ được tiêm chủng đầy đủ ngay sau khi đủ điều kiện tiếp tục triển khai tiêm chủng thường xuyên.

Đối với các tỉnh, thành phố thuộc nhóm có nguy cơ thấp, tiếp tục triển khai tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng tự nguyện nhưng phải bảo đảm an toàn tiêm chủng và các biện pháp phòng, chống lây nhiễm COVID-19 theo quy định. Lập kế hoạch tiêm chủng phù hợp, thông báo cho các đối tượng tiêm chủng theo các khung giờ khác nhau để tránh tập trung đông người.

Tổ chức phân luồng và hướng dẫn cho các đối tượng tiêm chủng đảm bảo không quá 20 người trong cùng một thời điểm tại một khu vực tiêm chủng và giữ khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người.

Các khu vực chờ trước tiêm chủng, khám sàng lọc và tư vấn trước tiêm chủng, tiêm chủng và theo dõi sau tiêm chủng phải được vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng, khử khuẩn. Các cơ sở bố trí khu vực rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay có cồn để người đến tiêm chủng có thể sử dụng.

Cán bộ y tế và người đến tiêm chủng phải thực hiện các biện pháp bảo hộ cá nhân như đeo khẩu trang, rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên. Những người có triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 hoặc tiếp xúc trực tiếp với các trường hợp nghi mắc COVID-19, không đến buổi tiêm chủng.

* Hưởng ứng tuần lễ Tiêm chủng Thế giới năm 2020 (từ ngày 24-30/4/2020), Bộ Y tế phối hợp cùng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Việt Nam xây dựng clip ngắn về tầm quan trọng của vắc xin và tiêm chủng.

Theo WHO: - Vắc xin bảo vệ chúng ta suốt cuộc đời và tại từng độ tuổi khác nhau. Việc tiêm đúng lịch và đủ liều loại vắc xin mà bạn cần là vô cùng quan trọng.

- Đừng đợi đến khi bạn có nguy cơ bị nhiễm bệnh, chẳng hạn như có dịch bệnh bùng phát. Bạn có thể sẽ không có đủ thời gian để được tiêm tất cả các liều vắc xin cần thiết giúp phòng tránh bệnh.

- Để được bảo vệ đầy đủ, trẻ em cần phải được tiêm theo đúng lịch và đủ liều tất cả các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng quốc gia. Lịch tiêm chủng quốc gia được xây dựng nhằm bảo vệ trẻ em, người dân và cộng đồng khỏi các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin.

- Nếu trẻ bị lỡ lịch tiêm vắc xin do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, hãy liên hệ với điểm tiêm chủng gần nhất để được hướng dẫn cho trẻ đi tiêm đủ liều.

Vắc xin cứu sống và mang lại sự an toàn cho chúng ta dù ở bất kỳ độ tuổi nào! Chúng ta hãy cùng hành động để bảo vệ sức khỏe cho tất cả mọi người ở tất cả mọi nơi. Hãy đảm bảo bạn và gia đình được bảo vệ bằng cách tiêm vắc xin phòng bệnh.

D.Hải

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/video-bo-y-te-va-who-huong-dan-khi-nao-nen-tiem-vac-xin-n173234.html)

Tin cùng nội dung

  • Kính chào Mangyte, Em có thắc mắc về việc tiêm ngừa ung thư cổ tử cung. Em biết là ở BV Từ Dũ và Pasteur đều có. Thời gian và giá từng mũi chích hiện tại có dao động nhiều không? Mong Mangyte giải thích dùm em. Em rất cám ơn! (Ngọc - tran...@gmail.com)
  • Em mới té xe bị chảy máu cùi chỏ. Mọi người khuyên đi chích ngừa uốn ván nhưng em không biết ngày tết thì nên đến đâu để chích ngừa? Các bệnh viện thì thứ 2 tuần sau mới làm việc. Nhờ Mangyte chỉ giúp. (Ngân Hà - TPHCM)
  • Xin chào các bác sĩ Mangyte, Em ở phà Vàm Cống tỉnh Đồng Tháp. Em xin được tư vấn của bác sĩ như sau: Mẹ em bị áp huyết cao, bị đau nửa đầu, đi khám uống Thu*c đã hết nhưng bây giờ lại đau nhức tay chân, lúc nào cũng nóng rát, nhức mỏi như có kiến cắn ở chân, có lúc lại sưng tấy đỏ cả chân lên, đi đứng rất khó khăn, nhất là khi ngồi xuống đứng lên.
  • Kính gửi Mangyte, Em 40 tuổi, là nam giới. Xin bác sĩ cho em hỏi, em muốn tiêm ngừa vacxin HPV có được không ạ? Nếu tiêm được, cho em biết thủ tục như thế nào? Em có thể đến trung tâm y tế nào để tiêm ngừa? Chi phí tiêm ngừa như thế nào? Xin chúc sức khỏe và cám ơn bác sĩ! (L.H.Q. - huy…@yahoo.com.vn)
  • Chi tiết nội dung mô tả Mục tiêu và ý tưởng xây dựng mạng y tế - Kết nối vì sức khỏe cộng đồng.
  • Năm 2014, một năm thật nhiều khó khăn và thách thức đối với đất nước cũng như ngành y tế.
  • Nghẹt thở xảy ra khi một vật lạ kẹt trong cổ họng hay khí quản, ngăn chặn luồng không khí ra vào. Vì nghẹt thở gây ra thiếu oxy não nên cần cấp cứu càng nhanh càng tốt
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Vắc xin sởi giúp ngăn ngừa bệnh sởi trước bệnh. Có tác dụng trị bệnh cho trẻ bị sởi nhưng không hết hoàn toàn trong 1 liều.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY