Bé chào đời hôm nay

Viêm amidan ở trẻ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm amidan ở trẻ cần được điều trị đầy đủ liệu trình trẻ mới dứt được bệnh, nếu không sẽ tái phát.

Viêm amidan ở trẻ em là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi virus hoặc vi trùng. bệnh khá phổ biến ở trẻ em đặc biệt là các bé từ 3 đến 7 tuổi. viêm amidan không gây nguy hiểm nhưng bệnh hay tái phát khiến bé khó chịu, mệt mỏi.

Bố mẹ cần biết rõ các dấu hiệu viêm amidam để điều trị dứt điểm cho bé.

Nội dung bài viết bao gồm:

Dấu hiệu viêm amidan ở trẻ em

Nguyên nhân viêm amidan ở trẻ em

Cách điều trị viêm amidan ở trẻ em

Những kiêng kỵ khi trẻ bị viêm amidam

DẤU HIỆU VIÊM AMIDAM Ở TRẺ EM

Các dấu hiệu và triệu chứng viêm amidan mà bố mẹ cần chú ý bao gồm:

- Amidan sưng tấy

- Chảy nước mũi

- Sốt cao

- Phát ban cơ thể

Viêm amidan ở trẻ em sẽ khiến cổ họng bé sưng đỏ và đau. (Ảnh minh họa)

- Đau họng khi nuốt

- Đau đầu thường xuyên

- Đau bụng

- Cơ cổ cứng

- Đau họng, khan tiếng hoặc mất giọng

- Ớn lạnh đột ngột

- Amidam có những chấm trắng bao phủ

- Hơi thở có mùi

- Cổ họng có vết loét

- Đau tai

- Chán ăn

NGUYÊN NHÂN TRẺ BỊ VIÊM AMIDAN

Viêm amidan chủ yếu do virus hoặc vi khuẩn gây ra. các virus gây bệnh phổ biến bao gồm: enterovirus, virus cúm, adenoviruses, epstein-barr, parainfluenza, herpes.

Viêm amidan cũng có thể do vi khuẩn Streptococcus gây ra, thường được gọi là Strep.

Viêm amidan rất dễ lây lan. bé có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với người đang bị bệnh. hầu hết, sự lây nhiễm này diễn ra giữa các trẻ nhỏ trong trường học và các thành viên gia đình ở nhà.

CÁCH ĐIỀU TRỊ

Việc điều trị có thể làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng viêm amidan của bé. điều trị cũng có thể làm giảm số lần bé bị bệnh trong một năm. bố mẹ có thể sử dụng các loại Thu*c sau đây khi bé bị viêm amidan:

- Acetaminophen làm giảm đau và sốt. Hỏi bác sĩ để biết liều lượng và thời gian cho bé uống Thu*c. Acetaminophen có thể gây tổn hại gan nếu không uống đúng cách.

- NSAID như ibuprofen giúp giảm sưng, đau và sốt. NSAIDs có thể gây chảy máu dạ dày hoặc các vấn đề về thận ở một số người. Không đưa các loại Thu*c này cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi mà không có sự chỉ dẫn từ bác sĩ.

- Thu*c kháng sinh giúp điều trị nhiễm khuẩn.

- nếu bé bị amidan mãn tính hoặc tái phát nhiều lần thì cũng thể phẫu thuật cắt amidan. phẫu thuật cũng có thể được thực hiện nếu kháng sinh không có tác dụng.

Ngoài ra bố mẹ cũng có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc sau tại nhà để giúp bé nhanh hồi phục sức khỏe:

- Giúp bé nghỉ ngơi đầy đủ để tăng cường sức đề kháng.

Mẹ cho bé nghỉ ngơi đầy đủ để tăng cường sức đề kháng. (Ảnh minh họa)

- Khuyến khích bé ăn uống bằng cách cho bé ăn những món lỏng, dễ ăn. Giúp bé uống đủ nước để tránh mất nước.

- Cho bé súc miệng bằng nước muối ấm mỗi ngày để giảm đau họng.

- Ngăn chặn sự lây lan của vi trùng bằng cách rửa tay thường xuyên. Không để bé chia sẻ thức ăn, đồ uống với người khác. Bé có thể trở lại trường hoặc hoặc nơi giữ trẻ khi bé khỏe hơn và sau 24 giờ bé hết sốt.

NHỮNG KIÊNG KỴ KHI TRẺ BỊ VIÊM AMIDAN

Ngoài việc điều trị kịp thời, bố mẹ cũng nên cho bé kiêng kị các loại thực phẩm sau đây:

- Thức ăn lạnh: Thức ăn lạnh có thể khiến bé bị bệnh nặng hơn. Nhiệt độ thấp tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Vì vậy bố mẹ cần tuyệt đối tránh cho bé ăn các đồ ăn lạnh như nước đá, kem…

- Thực phẩm sống: Các loại đồ ăn tươi sống như nộm, gỏi, rau sống… có chứa nhiều vi khuẩn có thể khiến bệnh trầm trọng hơn. Bố mẹ nên kiêng cho bé ăn các loại thực phẩm này.

- Đồ ăn cay nóng: Đồ ăn cay nóng khiến cổ họng bé bị kích ứng thậm chí là xuất huyết khiến viêm nhiễm nặng hơn. Bố mẹ nên tránh cho bé các thức ăn cay nóng như ớt, hành, tỏi, tiêu…

- Đồ ăn cứng: Các loại thực phẩm cứng, thô ráp có thể khiến tình trạng viêm amidan nghiêm trọng hơn.

Theo bs. vũ hữu dũng cho biết trên báo sức khỏe và đời sống, đối với việc điều trị amidan ở trẻ nhỏ không quá khó khăn và phức tạp. nhưng cần một liệu trình đủ để dứt điểm bệnh cho trẻ.

Nếu trẻ sốt, sử dụng Thu*c hạ sốt như ibuprofen hoặc paracetamol theo chỉ định của bác sĩ hoặc theo hướng dẫn liều/cân nặng trong hướng dẫn sử dụng Thu*c. nếu như trẻ đau họng không thể nuốt được Thu*c (hoặc nôn, trớ) thì có thể sử dụng Thu*c dạng viên đặt hậu môn. vệ sinh sạch sẽ mũi và họng cho trẻ bằng cách nhỏ mũi và súc miệng bằng nước muối S*nh l* ấm hoặc các dung dịch sát khuẩn như: bicarbonat natri, borat natri... bổ sung thêm dinh dưỡng cho trẻ bằng các loại nước ép trái cây hoặc multivitamin... có thể sử dụng thêm các Thu*c chống viêm, giảm sưng và các Thu*c giảm ho cho trẻ. việc điều trị kháng sinh cần được xem xét kỹ lưỡng và cho phép của các bác sĩ điều trị đối với từng trường hợp bệnh của trẻ.

Viêm amidan nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm cho trẻ như: viêm tai giữa, viêm xoang, viêm thanh quản, khí phế quản và nặng hơn nữa đó là viêm khớp, thấp tim, viêm cầu thận... do đó, bạn hãy đưa con đi khám ở cơ sở y tế để được hướng dẫn sử dụng Thu*c đúng.

Việc chăm sóc trẻ tại nhà cũng góp phần trong việc điều trị và phòng tránh viêm amidan cho trẻ. cần đảm bảo môi trường sống xung quanh được trong lành, sạch sẽ. giáo dục cho trẻ cách vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, không nên quá lạm dụng nhiều đồ ăn lạnh, đặc biệt trong mùa hè...

Theo Lê Ánh (Dịch từ Momjunction) (Khám phá)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/lam-me/viem-amidan-o-tre-dau-hieu-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-c10a344857.html)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY