Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Viêm amidan và viêm VA khác nhau như thế nào?

Viêm amidan và viêm VA đều là những bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ nhỏ. Phân biệt được 2 căn bệnh này sẽ tạo điều kiện cho việc điều trị được diễn ra...

viêm amidan và viêm va đều là những bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ em. mặc dù có những biểu hiện tương tự nhau, nhưng bản chất của 2 căn bệnh này lại có những điểm khác biệt. phân biệt rõ viêm amidan và viêm va sẽ giúp việc điều trị được diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả.

Dựa vào đâu để phân biệt viêm amidan và viêm VA?

Là 2 căn bệnh tai mũi họng thường gặp, viêm amidan và viêm va đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau. người bệnh sẽ bị sốt cao, nghẹt mũi, chán ăn, khiến cơ thể mệt mỏi… điều này làm cho không ít người nhầm lẫn và không thể phân biệt được 2 căn bệnh trên. do đó, nó gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị. chính vì vậy, phân biệt rõ được 2 căn bệnh là việc làm cần thiết, giúp đưa ra được hướng chữa trị kịp thời và chính xác. để phân biệt bệnh viêm amidan và viêm va, chúng ta thường dựa vào các yếu tố sau đây:

1/ Cấu trúc

Amidan là một thuật ngữ tiếng Pháp, được dùng để chỉ các mô bạch huyết nằm ở ngã tư hầu họng, nơi giao thoa giữa đường ăn và đường thở. Các mô này vây xung quanh cửa hầu để tạo nên một vòng kín gọi là vòng bạch huyết quanh hầu (vòng Waldayer).

Khác với amidan, VA dùng để chỉ khối lympho nằm ở nóc vòm họng. Tương tự như amidan, VA cũng là một bộ phận của vòng bạch huyết quanh hầu (vòng Waldayer) ở họng. Khi bị một tác nhân gây hại tấn công, những khối lympho này bị viêm, sưng gây bệnh viêm VA.

Cả amidan và va đều là những bộ phận bình thường của con người, xuất hiện từ lúc mới chào đời. chúng có xu hướng phát triển ở giai đoạn trẻ nhỏ, càng lớn chúng càng teo dần đi.

2/ Đối tượng mắc bệnh

Viêm amidan thường xảy ra ở độ tuổi từ 6 – 18 tuổi hoặc những người có độ tuổi lớn hơn.

Với viêm va, bệnh bắt đầu xuất hiện ở những trẻ từ 6 tháng tuổi, phổ biến ở độ tuổi từ 2 – 5. sau đó va bị teo dần, khả năng mắc bệnh cũng giảm theo. tuy nhiên, với những người bị viêm va kéo dài thì khi trưởng thành, họ cũng sẽ có nguy cơ bị lại.

3/ Triệu chứng

Cả 2 căn bệnh đều diễn tiến qua 2 giai đoạn là cấp tính và mãn tính. tùy vào từng giai đoạn khác nhau mà bệnh cũng gây ra các biểu hiện khác nhau. thông thường, viêm amidan và viêm va sẽ gây ra các triệu chứng như sau:

♦ Với viêm amidan:

    Viêm amidan cấp tính: Biểu hiện đầu tiên dễ thấy nhất là cơ thể sốt cao 38 – 39ºC. Đi kèm với sốt là cơ thể mệt mỏi, đau đầu, cảm thấy chán ăn, tiểu tiện thấy có màu đỏ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ cảm thấy khó nuốt, khô rát vùng họng, ho có đờm, đau ngực, khàn tiếng…
  • Viêm amidan mãn tính: Khi bệnh chuyển sang mãn tính, người bệnh hay bị sốt vặt, cổ họng có cảm giác ngứa rát, nuốt thấy vướng, hơi thở có mùi hôi, vào mỗi buổi sáng thường bị ho khan.

♦ Với viêm VA: 

    Viêm VA cấp tính: Tương tự như viêm amidan, trẻ bị viêm VA sẽ có biểu hiện sốt cao, nhưng mức độ sốt lại trầm trọng hơn. Một số trường hợp có thể sốt đến 39 – 40ºC. Đi kèm với sốt cao là bị nôn mửa, hệ tiêu hóa bị rối loạn, co giật, khó thở… Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị nghẹt mũi, sổ mũi, ngủ ngáy. Nếu đối tượng mắc bệnh là người trưởng thành, họ sẽ thấy mệt mỏi, khô rát vùng cổ họng, đau đầu…
  • Viêm VA mãn tính: Biểu hiện thường gặp ở những trẻ bị viêm VA mãn tính là ho, hay sốt vặt, quá trình phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ có các biểu hiện khác như nghẹt mũi, sổ mũi, phải thường xuyên thở bằng đường miệng…

4/ Biến chứng

Nếu không được chữa trị sớm, viêm amidan và viêm va có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. cụ thể như sau:

♦ Viêm amidan:

    Biến chứng tại chỗ: Gây viêm quanh vùng amidan, áp xe quanh amidan… Những biến chứng này thường xảy ra ở những trẻ bị viêm amidan cấp tính, không được chữa trị dứt điểm. Bệnh kéo dài làm cho các vi khuẩn xâm nhập sâu gây sưng, tạo mủ tại amidan. Nếu bị áp xe, viêm quanh amidan, người bệnh sẽ thấy bị đau răng, cơn đau lan dần lên tai, ăn uống khó khăn vì khó mở miệng và khó nuốt.
  • Biến chứng gần: Viêm amidan có thể gây ra các biến chứng khác như viêm xoang, viêm mũi, viêm tai giữa, viêm tấy hạch dưới hàm, viêm thận, viêm khớp….

♦ Viêm VA: 

Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhưng viêm va lại rất dễ tái phát. ngoài ra, nếu không được chữa trị sớm, bệnh có thể gây nên các biến chứng nghiêm trọng khác. cụ  thể:

    Biến chứng gần: Viêm tai giữa, viêm mũi, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản… Ngoài ra, bệnh sẽ làm cho trẻ ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây suy tim, thậm chí khiến trẻ bị ngừng thở và dẫn đến Tu vong.
  • Biến chứng xa: Viêm khớp, viêm tim, viêm thận
  • Biến chứng toàn thân: Hệ tiêu hóa bị rối loạn, quá trình phát triển khối xương mặt hoặc lồng ngực bị ảnh hưởng.

5/ Điều trị

Vì đây là 2 căn bệnh khác nhau nên cách điều trị cũng có sự khác biệt. thông thường, chúng sẽ được chữa trị theo những cách như sau:

♦ Điều trị viêm amidan:

    Với viêm amidan cấp tính: Tùy thuộc vào mức độ trầm trọng của bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng các loại Thu*c khác nhau. Những loại Thu*c thường được sử dụng bao gồm: Thu*c kháng viêm, giảm đau, hạ sốt, các loại Thu*c nhỏ mũi, xịt mũi, Thu*c làm loãng chất nhầy…
  • Viêm amidan mãn tính: Có thể được chỉ định phẫu thuật cắt amidan.

♦ Điều trị viêm VA: 

Nếu trẻ bị viêm va nhẹ, có thể tự điều trị tại nhà bằng cách xây dựng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cần thường xuyên dùng dung dịch nước muối để rửa mũi cho trẻ. phải tắm rửa, vệ sinh cho trẻ thường xuyên, giữ ấm cho trẻ nếu trời lạnh để giúp cho bệnh nhanh khỏi hơn.

Với những trường hợp nặng hơn, cha mẹ nên đưa trẻ đến các bệnh viện để bé được thăm khám và điều trị kịp thời. tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ có thể kê các loại Thu*c kháng viêm, kháng sinh, giảm đau, hạ sốt, các loại Thu*c kháng histamin cho bé sử dụng. tuy nhiên, khi bị viêm va nặng, trẻ bị tắc nghẹt mũi hoàn toàn thì sẽ được chỉ định phẫu thuật nạo va.

Cách phòng ngừa bệnh viêm amidan và viêm VA

Viêm amidan và viêm va đều là những bệnh tai mũi họng, xảy ra khi bị các vi khuẩn và virus tấn công. bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau, tuy nhiên đối tượng thường gặp nhất là trẻ nhỏ. vì trẻ em có hệ miễn dịch còn yếu nên dễ dàng bị các tác nhân xấu từ bên ngoài xâm nhập. do đó, các biện pháp phòng bệnh viêm amidan và viêm va cũng tương tự nhau.

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho trẻ và cho chính bản thân, các bậc phụ huynh có thể áp dụng một số biện pháp như sau:

    Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học: Cơ thể được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ giúp cho hệ miễn dịch được hoạt động tốt hơn. Vì vậy khả năng kháng lại bệnh tật cũng tốt hơn, từ đó làm giảm được nguy cơ mắc bệnh viêm amidan và viêm VA.

Viêm amidan và viêm va là 2 căn bệnh khác nhau, các cách điều trị cũng có những nét khác biệt. tuy nhiên, bạn có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc cả 2 chứng bệnh này bằng các biện pháp tương tự nhau. hãy tham khảo các thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây để hiểu rõ hơn về viêm amidan và viêm va. từ đó xác định được hướng điều trị và cách phòng bệnh phù hợp.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/viem-amidan-va-viem-va-khac-nhau-nhu-the-nao)

Tin cùng nội dung

  • (Mangyte) - Em xét nghiệm máu thì BS bảo em thiếu Kali và máu. Em hay bị chóng mặt, hay buồn nôn.
  • Không ít người vì chưa hiểu rõ thế nào là Thuốc bổ thận tráng dương của YHCT nên hễ cứ nghe thấy “bổ dương” là uống lấy uống để chẳng cần đến các thầy Thuốc đông y bắt mạch.
  • Cơ địa nhạy cảm với Thuốc cũng là một yếu tố để BS quyết định phác đồ, bên cạnh đó bệnh gan hay bệnh thận kèm theo cũng sẽ ảnh hưởng quyết định dùng Thuốc của bác sĩ.
  • Kính chào Mangyte, em bị sưng amidan cách đây khá lâu và thời gian gần đây thường xuyên phải uống kháng sinh. Em muốn phẫu thuật cắt amidan ở BV Đại học Y dược TPHCM nhưng không biết thủ tục, thời gian và chi phí thế nào. Rất mong Mangyte giúp em. Xin cảm ơn ạ. (Hồng Anh - Long An).
  • Chào Mangyte, Em bị viêm amidan cũng khá lâu, có chữa trị và uống Thu*c nhưng không khỏi. Mangyte cho em hỏi bị viêm amidan khi nào có thể mổ được, những ai không được cắt amidan. Khi cắt amidan thì giá khoảng bao nhiêu, mấy ngày thì khỏi, có kiêng ăn gì không? BHYT có chi trả cho các ca mổ amidan không? Em cảm ơn ạ,
  • Cho em hỏi về việc cắt amidan ở bệnh viện Tai mũi họng TPHCM. Theo như em gọi điện hỏi bệnh viện thì tổng chi phí cắt amidan là 4 triệu và nếu dùng BHYT thì sẽ được chi trả 70%, vậy mình chỉ cần trả 30% còn lại. Nhưng khi đọc trên Mangyte thì lại là đóng 3 triệu (có BHYT)? Mangyte có thể giải thích rõ hơn giúp em không ạ? (Thanh Thảo - quận 3, TPHCM)
  • Chào Mangyte, Vui lòng cho em hỏi, chi phí trọn gói cắt amidan bằng kỹ thuật Coblation nay là bao nhiêu được không? Em có chỉ định cắt amidan có bảo hiểm ở Thủ Đức nhưng em muốn cắt ở BV Tai Mũi Họng TPHCM. Cảm ơn Mangyte! (Thu Hà - Bình Dương)
  • Kính chào Mangyte, Mỗi lần đến các bệnh viện khám em đều rất hoang mang và không biết phải bắt đầu từ đâu, cò mồi lại nhiều thường hay lôi kéo làm em càng thêm lo lắng. Nhờ bạn bè em được biết Mangyte có tư vấn về các dịch vụ tại các bệnh viện nên em kính mong Mangyte tư vấn giúp em một vấn đề sau.
  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Nẹp đầu gối là một loại dụng cụ hỗ trợ, sử dụng khi đầu gối bị đau hoặc tổn thương. Đôi khi dụng cụ này còn được sử dụng nhằm ngăn ngừa chấn thương trong khi chơi thể thao
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY