Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Viêm họng có mủ nguy hiểm không? Nguyên nhân điều trị

Viêm họng có mủ là tình trạng niêm mạc họng bị viêm đi kèm với triệu chứng tụ mủ. Bệnh có thể gây viêm amidan và áp xe nếu không được điều trị.

viêm họng có mủ là tình trạng niêm mạc hầu họng bị sưng viêm, nóng rát đi kèm với triệu chứng tụ mủ. bệnh lý này có khả năng lây lan thành dịch nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách.

Viêm họng có mủ là gì?

Viêm họng có mủ là thuật ngữ đề cập đến tổn thương ở niêm mạc hầu họng do virus hoặc vi khuẩn, đi kèm với tình trạng tụ mủ khu trú ở cơ quan này.

Khác với viêm họng thông thường, viêm họng có mủ thường gây ra các triệu chứng nặng nề hơn. bệnh có thể lây lan qua đường tiếp xúc, hô hấp và bùng phát thành dịch nếu không có các biện pháp kiểm soát kịp thời.

Nguyên nhân

Tương tự bệnh viêm họng thông thường, viêm họng có mủ chủ yếu do vi khuẩn và virus gây ra.

    Vi khuẩn (chủ yếu là do liên cầu khuẩn – Streptococcus pyogenes): Vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp trên và gây ra nhiễm trùng. Sau đó, vi khuẩn có thể trú ngụ tại cổ họng và gây mủ ở vị trí này.
  • Virus ( virus sởi, cúm,…): Viêm họng có mủ do virus thường gặp ở người bệnh cảm lạnh, cảm cúm, bệnh sởi, thủy đậu và người bệnh bạch cầu đơn nhân.

Ngoài hai nguyên nhân chính này, bệnh viêm họng có mủ còn tăng nguy cơ phát sinh do một số yếu tố rủi ro như:

    Người bị khô họng kéo dài do thường xuyên ngủ trong phòng máy lạnh, sinh sống trong môi trường có độ ẩm thấp,…

Dấu hiệu viêm họng có mủ

Triệu chứng đầu tiên để nhận biết viêm họng có mủ là quan sát thấy cổ họng sưng đỏ, trên bề mặt có các chấm mủ trắng hoặc vàng.

Ngoài ra, viêm họng có mủ còn đi kèm với những triệu chứng như:

    Ho có thể kèm theo đờm hoặc không. Triệu chứng này có xu hướng nghiêm trọng hơn vào ban đêm.

Viêm họng có mủ nguy hiểm không, biến chứng gì?

Viêm họng có mủ có thể gây ra viêm amidan, viêm tấy cổ họng và áp xe cổ họng nếu không được điều trị sớm.

Ngoài ra, vi khuẩn hoặc virus gây bệnh có thể lây lan sang những cơ quan lân cận như phổi, thanh quản, tai, mũi,… và làm phát sinh các vấn đề như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm thanh quản cấp,…

Các biến chứng xa của viêm họng có mủ như thấp tim, thấp khớp, viêm cầu thận cấp,… xảy ra nếu vi khuẩn bùng phát mạnh và di chuyển đến những cơ quan khác trong cơ thể.

Cách điều trị viêm họng có mủ

Viêm họng có mủ chủ yếu được điều trị bằng Thu*c. dựa vào mức độ nhiễm khuẩn, triệu chứng cụ thể và loại vi khuẩn gây bệnh mà bác sĩ sẽ kê toa Thu*c phù hợp.

1. Thu*c kháng sinh

Thu*c kháng sinh được sử dụng để kìm hãm và tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp. Việc sử dụng kháng sinh nên được áp dụng ngay khi triệu chứng mới bùng phát để giảm mức độ ảnh hưởng của vi khuẩn gây bệnh.

Các loại kháng sinh được sử dụng trong điều trị viêm họng có mủ, bao gồm:

Penicillin V

Penicillin v là kháng sinh được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm họng có mủ do liên cầu khuẩn. Thu*c có tác dụng diệt khuẩn nhờ vào cơ chế ngăn chặn sự nhân đôi tế bào và ức chế sinh tổng hợp peptidoglycan của khuẩn gây bệnh.

Những người dị ứng với kháng sinh nhóm penicillin có nguy cơ dị ứng chéo với Penicillin V. Ngoài ra khi sử dụng loại Thu*c này, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, phản ứng dị ứng,…

Amoxicillin

Amoxicillin là kháng sinh nhóm beta-lactam, có tác dụng diệt khuẩn nhờ vào hoạt động ức chế sinh tổng hợp mucopeptid ở vi khuẩn. Thu*c được sử dụng để thay thế Penicillin do hiện nay đã có rất nhiều vi khuẩn có thể kháng lại Penicillin.

Amoxicillin nhạy cảm với các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp như phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn không tiết penicillinase, tụ cầu kháng methicillin,… Tác dụng phụ thường gặp nhất của loại kháng sinh này là phát ban da.

Benzathin Penicillin G

Benzathin penicillin g là kháng sinh họ beta-lactam được sử dụng ở dạng tiêm bắp. với bệnh nhân viêm họng có mủ, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm bắp 1 lần duy nhất với liều lượng 1.200.000 đơn vị quốc tế.

Loại Thu*c này chỉ được sử dụng khi bệnh nhân không thể dùng kháng sinh đường uống hoặc thường xuyên nôn mửa sau khi dùng Thu*c. Khi tiêm bắp Benzathin Penicillin G, bạn có thể bị viêm tĩnh mạch huyết khối tại vị trí tiêm.

Erythromycin

Erythromycin là kháng sinh nhóm macrolid. Thu*c được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân bị dị ứng với kháng sinh Penicillin.

Tuy nhiên Erythromycin chỉ có tác dụng kìm khuẩn, không có tác dụng diệt khuẩn như kháng sinh nhóm Penicillin. Khi sử dụng loại Thu*c này, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ như ngoại ban, nôn mửa, đau bụng, ỉa chảy,…

Lưu ý khi dùng kháng sinh:

Ngoại trừ Thu*c kháng sinh đường tiêm, các kháng sinh đường uống cần được sử dụng đều đặn trong khoảng 10 ngày. Tuyệt đối không ngưng Thu*c sớm hơn thời gian được chỉ định vì có thể gây tái phát bệnh trở lại.

Sử dụng kháng sinh thiếu thận trọng có thể làm tăng chủng vi khuẩn không nhạy cảm. vì vậy bạn cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị viêm họng có mủ.

2. Thu*c giảm đau, hạ sốt

Các triệu chứng của bệnh viêm họng có mủ như nóng sốt, đau họng, sưng hạch bạch huyết, đau nhức cơ,… có thể khiến bạn khó chịu và mệt mỏi. để cải thiện những triệu chứng này, bác sĩ có thể kê toa các loại Thu*c giảm đau và hạ sốt.

Các loại Thu*c giảm đau, hạ sốt thường được sử dụng trong điều trị triệu chứng của viêm họng có mủ, bao gồm:

    Paracetamol: Có tác dụng hạ sốt và giảm các cơn đau có mức độ nhẹ. Loại Thu*c này khá an toàn nên được sử dụng chủ yếu trong điều trị triệu chứng do nhiễm trùng đường hô hấp trên.
  • NSAIDs: NSAIDs có tác dụng giảm đau mạnh hơn Paracetamol nhưng có tác dụng hạ sốt kém. Nhóm Thu*c này được sử dụng nếu viêm họng có mủ gây đau nhức toàn bộ cơ thể và không có đáp ứng với Paracetamol. Tuy nhiên NSAIDs có thể gây kích ứng đường tiêu hóa nên chỉ được sử dụng khi Paracetamol không đem lại hiệu quả.

Việc sử dụng Thu*c giảm đau, hạ sốt có thể làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh viêm họng có mủ. tuy nhiên nhóm Thu*c này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị và không can thiệp đến nguyên nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus). vì vậy bắt buộc phải phối hợp Thu*c giảm đau, hạ sốt với kháng sinh.

3. Biện pháp chăm sóc tại nhà

Ngoài việc sử dụng Thu*c, bạn có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà để làm giảm các triệu chứng và kìm hãm hoạt động của vi khuẩn gây bệnh.

Các biện pháp chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân bị viêm họng có mủ:

    Nên súc miệng bằng nước muối loãng thường xuyên. Muối có tác dụng kháng khuẩn sẽ làm giảm đau họng và ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh.

Phòng ngừa bệnh viêm họng có mủ tái phát

Viêm họng có mủ rất dễ tái phát khi có điều kiện thích hợp. bệnh tái phát nhiều lần có thể dẫn đến tình trạng viêm họng mãn tính và kéo theo những biến chứng về tai mũi họng.

Vì vậy ngay sau khi điều trị, cần chủ động phòng ngừa bệnh tái phát.

    Hạn chế sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác.

Bệnh viêm họng có mủ dễ tái phát nhưng có thể điều trị dứt điểm và phòng ngừa hoàn toàn nếu tuân thủ chỉ định của bác sĩ. tình trạng chủ quan để bệnh kéo dài có thể gây ra viêm họng mãn tính và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/viem-hong-co-mu)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY