Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Viêm khớp phản ứng là gì ? Có chữa khỏi không ?

Viêm khớp phản ứng nếu không được chữa trị sớm có thể khiến bệnh nhân gặp phải các vấn đề nghiêm trọng. Vậy thực chất viêm khớp phản ứng là gì? Có chữa khỏi

viêm khớp phản ứng nếu không được chữa trị sớm có thể khiến bệnh nhân gặp phải các vấn đề nghiêm trọng. vậy thực chất viêm khớp phản ứng là gì? có chữa khỏi không? những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn các thông tin về vấn đề này.

I/ Tổng quan về bệnh viêm khớp phản ứng

Nắm rõ các thông tin sau đây về nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị sẽ giúp bệnh nhân chủ động hơn trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh:

Viêm khớp phản ứng là gì?

Viêm khớp phản ứng còn được gọi với cái tên là hội chứng reiter. đây là một bệnh lý xương khớp ít gặp, xảy ra khi một cơ quan nào đó của cơ thể bị nhiễm trùng kéo theo viêm khớp thường xuyên. các cơ quan này có thể là hệ tiêu hóa, ruột, tiết niệu Sinh d*c, bộ phận Sinh d*c. viêm khớp phản ứng thường sẽ xuất hiện ở đầu gối, các khớp ở mắt cá chân và bàn chân. ngoài viêm khớp, chứng bệnh này có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác như niệu đạo, kết mạc, cầu thận, đại tràng…

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra hội chứng Reiter là do cơ thể bị nhiễm trùng bởi các vi khuẩn. Trong đó, loại vi khuẩn gây ra các bệnh truyền nhiễm qua đường T*nh d*c như  Chlamydia được cho là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất. Ngoài ra, các vi khuẩn gây ra các bệnh lý ở dạ dày như viêm ruột, ngộ độc thực phẩm cũng có thể gây nên tình trạng này.

Triệu chứng

Các triệu chứng của hội chứng Reiter thường sẽ xuất hiện sau khi cơ thể bị nhiễm trùng khoảng 1 – 3 tuần. Lúc này bệnh nhân sẽ có các biểu hiện sau đây:

    Các khớp bị đau và cứng: Đây được cho là một trong số các triệu chứng bệnh phổ biến. Tình trạng này có thể gặp ở bất cứ khớp nào của cơ thể nhưng thường gặp nhất vẫn là đầu gối, bàn chân, mắt cá chân. Đôi khi còn xảy ra ở lưng, mông, gót chân.

Ngoài ra, tùy vào cơ địa và mức độ bệnh lý của mỗi người mà bệnh có thể gây ra các triệu chứng khác không được chúng tôi đề cập. Hãy trao đổi với các bác sĩ để được cung cấp thêm thông tin về vấn đề này.

Viêm khớp phản ứng có lây không?

Trên lý thuyết, viêm khớp gối phản ứng là bệnh không lây nhiễm. tuy nhiên, vì nguyên nhân gây nên chứng bệnh này là do vi khuẩn. do đó chúng có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua các con đường khác nhau như: thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, quan hệ T*nh d*c không an toàn, tiếp xúc với người đã từng hoặc đang bị viêm khớp phản ứng.

Ai có nguy cơ mắc hội chứng Reiter?

Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh, nhưng nam giới trong độ tuổi 20 – 40 được cho là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. ngoài ra, các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp gối phản ứng khác mà chúng ta có thể nhắc đến bao gồm:

    Giới tính: Những người là nam giới thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới.

Viêm khớp phản ứng có hết không?

Theo các chuyên gia, viêm khớp háng phản ứng có thể chữa khỏi sau khi điều trị khoảng 3 – 4 tháng. tuy nhiên, một số trường hợp sau khi đã được chữa khỏi nhưng bệnh lại tái phát. do đó, bệnh nhân cần đi khám để được các bác sĩ chỉ định cách điều trị khác.

II/ Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp phản ứng

Bệnh viêm khớp phản ứng được chẩn đoán và điều trị thông qua các phương pháp sau đây:

Chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh, trước tiên các bác sĩ sẽ dựa vào các biện pháp khám lâm sàng như quan sát, kiểm tra các biểu hiện nhiễm trùng. Dựa trên sự thu thập thông tin về tiền sử bệnh lý, tình trạng sức khỏe cùng với những triệu chứng lâm sàng mà bác sĩ sẽ có các chẩn đoán ban đầu. Sau đó sẽ cho bệnh nhân tiến hành một vài xét nghiệm.

Cho đến nay vẫn chưa có một xét nghiệm cụ thể nào được đưa ra để chẩn đoán hội chứng reiter. nhưng bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện xét nghiệm lắng máu (esr). nếu kết quả cho thấy tốc độ lắng máu cao hơn mức bình thường thì có khả năng cao là đã bị viêm khớp phản ứng. bên cạnh đó, bác sĩ có thể xét nghiệm để kiểm tra xem có tồn tại kháng nguyên hla-b27 hay không. phương pháp chẩn đoán chụp x-quang sẽ được sử dụng để thực hiện bước kiểm tra các khớp bị tổn thương.

Điều trị bệnh viêm khớp gối phản ứng

Thật may khi câu trả lời cho vấn đề viêm khớp phản ứng có chữa được không là có. để điều trị, các phương pháp được áp dụng sẽ là:

*) Dùng Thu*c:

Các loại Thu*c kháng sinh được dùng để trị nhiễm trùng, các loại kháng viêm khôngsteroid sẽ được chỉ định để bệnh nhân sử dụng. nó giúp cho các biểu hiện đau cứng, sưng khớp được giảm bớt. nếu bị viêm khớp mạn tính, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân áp dụng thêm phương pháp khác. nhưng mục đích chung của chúng cũng sẽ làm tăng hệ miễn dịch và làm giảm các cơn đau như tiêm cortisone trực tiếp vào khớp.

Trường hợp có nhiễm trùng ở mắt, các loại Thu*c nhỏ mắt steroid sẽ được chỉ định.

*) Tập vật lý trị liệu:

Bên cạnh việc điều trị bằng Thu*c, bệnh nhân cần thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao. đặc biệt, phương pháp tập vật lý trị liệu rất quan trọng để điều trị viêm khớp gối phản ứng. những bài tập giãn cơ, các bài tập thể dục nhằm thả lỏng khớp và cơ sẽ giúp  chức năng của các khớp mau được phục hồi. ngoài ra, bệnh nhân cũng cần chú ý điều chỉn tư thế ngồi, đi đứng của mình để giảm các cơn đau. đồng thời giữ cho hoạt động của khớp và xương sống không bị biến dạng.

III/ Phòng ngừa bệnh viêm khớp phản ứng

Hội chứng reiter tuy có thể chữa khỏi nhưng cũng dễ bị tái phát. vì thế, để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho bản thân, đồng thời tránh nguy cơ bệnh tái phát, hãy tham khảo và thực hiện một số biện pháp sau đây:

    Tuân thủ đúng theo sự chỉ định của bác sĩ về việc điều trị. Đồng thời, thường xuyên tái khám để nắm rõ được tình trạng sức khỏe của bản thân.

Trên đây là các thông tin cần biết về bệnh viêm khớp háng phản ứng và cách điều trị. mặc dù không phải chứng bệnh thường gặp nhưng viêm khớp phản ứng cũng gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến nhiều biến chứng. do đó, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, hãy đi khám và chữa trị sớm khi thấy có các biểu hiện bất thường.

Có thể bạn cần: Bị đau khớp đầu gối nên uống Thu*c gì nhanh khỏi ?

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/viem-khop-phan-ung-la-gi)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY