Tai , Mũi , Họng hôm nay

Viêm mũi dị ứng - Bệnh mùa Tết

Viêm mũi dị ứng là biểu hiện tại mũi của bệnh dị ứng toàn thân, khi ấy niêm mạc mũi trở nên quá nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh.
Viêm mũi dị ứng gặp ở khoảng 20% dân số với mọi lứa tuổi, tuy nhiên, đa số thường bắt đầu từ thời niên thiếu. Khả năng mắc bệnh cao hơn ở người mắc bệnh hen, chàm, trong gia đình có người bị hen hay viêm mũi.


Triệu chứng 

Triệu chứng viêm mũi dị ứng thay đổi rất nhiều từ người này sang người khác. Tuy gọi là “viêm mũi” nhưng nhiều người có kèm theo các vấn đề của mắt, họng, tai. Bệnh thường ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Mũi: nhiều cơn hắt hơi trong suốt thời gian viêm mũi dị ứng, chảy nước mũi, nghẹt mũi (do chảy nước mũi, phù nề và sung huyết niêm mạc), ngứa mũi, chảy dịch sau mũi, mất mùi vị. Đau ở vùng mũi, vùng các xoang mặt kèm theo rối loạn vận mạch vùng mặt.

Mắt: ngứa, đỏ mắt, cảm giác như có sạn ở mắt, phù, thâm quầng mắt.

Họng và tai: đau họng, khàn tiếng, sung huyết hay có tiếng lộp bộp ở tai, ngứa họng, ngứa tai.

Ngủ: thở bằng miệng, hay thức giấc, mệt mỏi ban ngày, giảm khả năng lao động.


Nguyên nhân viêm mũi dị ứng

- Viêm mũi dị ứng thường có liên quan đến yếu tố di truyền.

- Viêm mũi dị ứng gây ra bởi phản ứng của mũi với các hạt nhỏ li ti trong không khí gọi là dị ứng nguyên (các chất gây ra phản ứng dị ứng). Ở một số người, các hạt này cũng gây ra các phản ứng ở phổi (hen) và mắt (viêm kết mạc dị ứng). Các dị ứng nguyên có thể là: phấn hoa (gây bệnh theo mùa hoa); sâu bọ (ve, gián); từ động vật nuôi như mèo chó (tế bào da ch*t, tuyến da, nước bọt, lông), loài gặm nhấm, chim (lông vũ)… các bào tử nấm mốc.

- Nhiễm trùng: cơ thể dị ứng với các độc tố của vi khuẩn.

- Môi trường, khí hậu: thời tiết thay đổi đột ngột, môi trường ô nhiễm…

- Bất thường về giải phẫu (vẹo vách ngăn mũi), viêm tai hay viêm xoang, đa polyp mũi… dễ kích thích làm bệnh phát sinh.

Tùy theo loại dị ứng nguyên gây bệnh, viêm mũi dị ứng có thể xảy ra theo mùa hoặc tái diễn quanh năm. viêm mũi dị ứng quanh năm có xu hướng khó trị hơn.


Chẩn đoán

Chẩn đoán dựa trên khám thực thể và các triệu chứng nói trên. Có các khám nghiệm giúp chẩn đoán xác định và nhận ra các dị ứng nguyên gây bệnh. 

Có thể nhận biết các dị ứng nguyên và các chất khởi sự, căn cứ trên:

- Nhớ lại các yếu tố xảy ra trước khi có triệu chứng.

- Thời gian bắt đầu các triệu chứng. 

- Nhận biết các dị ứng nguyên tiềm năng ở nhà, nơi làm việc, trường học.

Các kiểm tra da có thể hữu ích cho những ai không thể kiểm soát được triệu chứng bằng Thu*c hay khi dị ứng không rõ ràng. 

Điều trị 

- Cải thiện môi trường, tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với nguyên nhân gây dị ứng. Tuy nhiên, điều này khó thực hiện vì nguyên nhân gây dị ứng thường không rõ ràng.

- Lựa chọn Thu*c phù hợp.

- Phẫu thuật: chỉnh hình vách ngăn, phẫu thuật nội soi mũi xoang...

- Miễn dịch liệu pháp: bao gồm giảm phơi nhiễm kết hợp với dùng Thu*c (nước biển xịt hoặc xông bụi, các glucocorticoides đường mũi, các antihistamines uống và các Thu*c chống sung huyết.

Lưu ý: một vài Thu*c kháng viêm có thể gây ra các triệu chứng của viêm mũi dị ứng.

Phòng ngừa

- Hạn chế các yếu tố nguy cơ: tiếp xúc các dị ứng nguyên, môi trường ô nhiễm...

- Tránh stress, tránh các chất kích thích và giảm sử dụng Thu*c aspirin. 

- Cẩn thận khi thời tiết thay đổi, nhất là thời điểm cận tết, điều tiết độ ẩm và độ ấm để phòng ngừa. Giữ vệ sinh mũi, thường xuyên dùng nước ấm hoặc nước muối S*nh l* để rửa mũi, tránh hít khói Thu*c lá. 

- Thường xuyên rèn luyện thân thể để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Theo BS Trần Thiên Tài - Phụ nữ TPHCM

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/viem-mui-di-ung-benh-mua-tet-n363274.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu bạn gặp các dấu hiệu sau khi ăn chuối, bạn có thể đang bị dị ứng chuối.
  • Hải sản là món ăn bổ dưỡng và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, hải sản cũng là loại thực phẩm nhạy cảm dễ gây dị ứng cần cẩn trọng khi sử dụng.
  • Dị ứng với nọc độc của ong là một trong những nguyên nhân gây Tu vong quan trọng ở những bệnh nhân nhạy cảm với nọc độc của ong.
  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY