Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Viêm phế quản: Nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu và điều trị

Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản. Tham khảo ngay bài viết sau đây để biết cách phòng ngừa và điệu trị căn bệnh này.

viêm phế quản là tình trạng niêm mạc của ống phế quản bị viêm. là một bệnh lý phổ biến, có thể khỏi trong khoảng 1 tuần hoặc gây nên biến chứng nghiêm trọng nếu như không được điều trị kịp thời.

Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là bệnh lý xảy ra tại đường hô hấp dưới. bệnh hình thành và phát triển khi niêm mạc ống phế quản tồn tại trong phổi có dấu hiệu bị viêm nhiễm. bệnh có hai thể gồm thể mãn tính và thể cấp tính. bệnh viêm phế quản có tiếng anh là bronchitis, thể mãn tính là chronic và thể cấp tính là acute.

Có hai loại viêm phế quản bao gồm:

    Viêm phế quản cấp tính: các triệu chứng kéo dài trong một vài tuần, nhưng nó thường không gây ra bất cứ vấn đề nguy hiểm nào.

Nguyên nhân gây viêm phế quản

Các tác nhân gây viêm phế quản cấp tính và mãn tính có thể khác nhau.

# Viêm phế quản cấp tính

Viêm phế quản cấp tính được hình thành do nhiễm trùng, thông thường là do virus. mặc dù vi khuẩn và nấm cũng có thể gây nên viêm phế quản nhưng nguyên nhân này hiếm gặp hơn. dù bạn bị nhiễm bệnh do virus hay vi khuẩn, cơ thể sẽ kích hoạt khả năng chống lại vi trùng khiến ống phế quản sưng lên, tạo ra nhiều chất nhầy hơn.

# Viêm phế quản mãn tính

Hút Thu*c hoặc thường xuyên tiếp xúc với các loại khói độc hại từ môi trường hoặc nơi làm việc là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên viêm phế quản mãn tính. do các yếu tố gây bệnh đi qua phế quản thường xuyên, nó gây nên phản ứng viêm kéo dài. dẫn đến sự hiện diện dai dẳng của chất nhầy, tế bào viêm.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm phế quản

Có một số yếu tố góp phần gây ra viêm phế quản mãn tính và cấp tính. Cụ thể bao gồm:

    Hệ thống miễn dịch yếu, điều này thường xảy ra ở người lớn tuổi, những người đang mắc bệnh khác, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Người bị cảm lạnh cũng làm tăng nguy cơ bị viêm phế quản do cơ thể đang “bận rộn” chống lại mầm bệnh cảm lạnh.

Triệu chứng viêm phế quản

Viêm phế quản cấp tính và mãn tính có nhiều triệu chứng giống nhau, bao gồm:

    Ho khan

Với viêm phế quản cấp tính, các triệu chứng điển hình bắt đầu bằng sổ mũi, đau họng, ho khan, sốt nhẹ. sau đó phát triển thành ho khan sau khoảng ba đến bốn ngày. hầu hết các trường hợp viêm phế quản cấp tính kéo dài từ ba đến mười ngày. tuy nhiên ho có thể kéo dài trong vài tuần, ngay cả sau khi sự nhiễm trùng được điều trị và biến mất.

Trong khi đó, viêm phế quản mãn tính được đặc trưng bởi triệu chứng ho khan kéo dài ít nhất ba tháng trong hai năm liên tiếp. đây không phải là bệnh có thể chữa khỏi được nhưng các triệu chứng có thể được kiểm soát bằng Thu*c. ngoài các triệu chứng trên, người bệnh viêm phế quản mãn tính còn gặp phải các biểu hiện như:

    Tức ngực hoặc đau ngực

Triệu chứng ít gặp

    Hôi miệng xảy ra khi nghẹt mũi buộc bạn phải thở bằng miệng, điều này cho phép vi khuẩn phát triển trên lưỡi và màng nhầy, từ đó tạo ra mùi khó chịu.

Biến chứng do viêm phế quản

Mặc dù rất hiếm nhưng viêm phế quản có thể gây nên một số biến chứng nghiêm trọng như:

    Nhiễm trùng đường hô hấp có thể xảy ra nếu bạn bị viêm phế quản.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Hãy thăm khám với bác sĩ nếu bạn:

    Bị viêm phế quản cấp tính nhưng các triệu chứng không thuyên giảm hoặc khá hơn

Chẩn đoán viêm phế quản

Trong vài ngày đầu của bệnh, việc chẩn đoán có thể khó phân biệt với dấu hiệu của các bệnh cảm lạnh thông thường. để chẩn đoán chính xác, bác sĩ có thể sử dụng ống nghe để lắng nghe phổi bạn khi thở.

Trong một số trường hợp, các bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm sau:

    X-quang ngực: giúp xác định xem bạn có bị viêm phổi hay không hay do một tình trạng nào khác có thể dẫn đến ho. Điều này cũng đặc biệt quan trọng nếu bạn đã hoặc đang hút Thu*c.
  • Xét nghiệm đờm: để xác nhận sự hiện diện của vi khuẩn trong đờm.
  • Kiểm tra chức năng phổi: người bệnh sẽ thổi vào một thiết bị gọi là phế dung kế để đo phổi của bạn có thể giữ được bao nhiêu không khí và bạn có thể lấy không khí ra khỏi phổi nhanh như thế nào. Xét nghiệm này giúp kiểm tra dấu hiệu hen suyễn hoặc khí phế thũng.
  • CT ngực: được dùng để đánh giá trực quan về phổi, giúp xác định viêm phế quản và loại trừ các tình trạng khác chẳng hạn như nhiễm trùng phổi, tắc nghẽn phổi hay ung thư phổi.

Điều trị viêm phế quản

1. Biện pháp không cần kê đơn

Một số loại Thu*c không kê đơn có thể giúp bạn giảm một số triệu chứng của viêm phế quản cấp tính và mãn tính. bao gồm:

    Thu*c thông mũi: ví dụ như Sudafed (pseudoephedrine) và Afrin (oxymetazoline) có công dụng làm lỏng và hút chất nhầy khỏi xoang nên bạn sẽ dễ thở hơn.
  • Thu*c giảm đau và giảm sốt: chẳng hạn như acetaminophen và ibuprofen có thể giúp giảm đau ngực và đau nhức khi ho.
  • Thu*c hạ sốt: có tác dụng làm giảm cơn sốt và giảm đau nhẹ
  • Thu*c ức chế ho: có lợi ích nếu bạn bị ho khan hoặc ho kéo dài do viêm phế quản mãn tính.

2. Thu*c theo đơn

Các phương pháp điều trị viêm phế quản theo toa bao gồm:

    Thu*c kháng sinh: được sử dụng trong trường hợp viêm phế quản do vi khuẩn. Thu*c sẽ được xác định phụ thuộc vào loại vi khuẩn mà bạn mắc phải. Tuy nhiên, đa số các trường hợp nhiễm bệnh là do virus, nghĩa là nó không được điều trị bằng Thu*c kháng sinh.
  • Thu*c giãn phế quản: ví dụ như Proventil (albuterol) giúp các cơ xung quanh phế quản giãn ra, trở nên rộng hơn. Thu*c giúp loại bỏ được dịch tiết phế quản, giảm co thắt phế quản và giảm tắc nghẽn đường thở. Nhờ đó, triệu chứng thở khò khè và tức ngực có thể được cải thiện tạm thời.
  • Steroid đường uống: có công dụng để điều trị viêm phế quản mãn tính khi các triệu chứng đã trở nên tồi tệ hơn.
  • Thu*c ức chế Phosphodiesterase -4 (PDE4): làm giảm tình trạng viêm phế quản mãn tính.

3. Biện pháp khắc phục tại nhà

Điều chỉnh lối sống và thực hiện biện pháp khắc phục tại nhà có thể đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh. do đó, người bệnh viêm phế quản nên:

    Tránh khói: cả viêm phế quản cấp tính và mãn tính đều có thể trầm trọng hơn do khói Thu*c lá, khói bụi, khói từ nhà máy, thậm chí khói từ vỉ nướng. Tốt nhất hãy tránh các loại khói này để ngăn ngừa phản ứng viêm gia tăng ở phế quản.
  • Máy tạo độ ẩm: công dụng của máy tạo độ ẩm là bổ sung thêm độ ẩm không khí, giúp làm giảm khó chịu và dễ thở hơn.
  • Nghỉ ngơi: người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi do đó nên được nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.
  • Uống nhiều nước: giúp làm loãng chất nhầy trong ngực và cổ họng, đặc biệt bạn nên cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể khi bị nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Uống nước chanh và mật ong ấm: Mật ong có vị ngọt, chứa nhiều vitamin có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, cải thiện tình trạng đau rát ở cổ họng  và nâng cao sức khỏe. Chanh có thành phần chính là vitamin. Chính vì thế, việc chanh vào quá trình điều trị viêm phế quản sẽ giúp người bệnh giảm ho, loãng đờm, kháng viêm, cải thiện sức đề kháng, ức chế và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Để pha nước chanh và mật ong ấm, người bệnh cần hòa tan 10ml nước cốt chanh và 20ml mật ong nguyên chất trong 250ml nước ấm. Uống mỗi ngày 2 lần để giảm viêm và kiểm soát các triệu chứng của bệnh.
  • Uống trà thảo mộc: Các loại trà thảo mộc như trà gừng, trà hoa cúc, trà bạc hà… đều có khả năng kháng viêm và giảm ho hiệu quả. Ngoài ra việc uống trà thảo mộc mỗi ngày còn giúp người bệnh làm loãng đờm, cải thiện tình trạng khó thở và tránh gây tắc nghẽn đường hô hấp. Để thực hiện, người bệnh cần hãm gừng tươi thái mỏng, hoa cúc hoặc lá bạc hà cùng với 300ml nước sôi trong 20 phút. Uống 2 lần mỗi ngày. Uống khi trà còn ấm nóng.
  • Sử dụng tinh bột nghệ: Các hoạt chất được tìm thấy trong nghệ có khả năng long đờm nhầy, kháng viêm, bảo vệ niêm mạc và đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương. Vì thế, để làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm phế quản, người bệnh có thể hòa tan tinh bột nghệ cùng  với nước ấm để uống mỗi ngày. Hoặc hòa tan một muỗng tinh bột nghệ cùng với 500ml sữa ấm. Uống một lần mỗi ngày. Áp dụng cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
  • Uống trà cam thảo: Theo kết quả nghiên cứu, hoạt chất axit glycyrrhizic được tìm thấy trong cam thảo có khả năng ức chế hoạt động và tiêu diệt một số loại virus, vi khuẩn gây bệnh tại đường hô hấp. Ngoài ra việc đưa loại thảo dược này vào quá trình điều trị còn giúp bệnh nhân cải thiện tốt tình trạng viêm, sưng, giảm ho, long đờm, chống viêm và chống dị ứng. Để kiểm soát bệnh viêm phế quản, bạn chỉ cần hòa tan bột cam thảo cùng với nước ấm để uống mỗi ngày. Hoặc hãm cam thảo cùng với 300ml nước sôi để uống.
  • Dùng tinh dầu bạch đàn: Tinh dầu bạch đàn được chứng minh là có khả năng kháng khuẩn, loại bỏ các loại vi khuẩn và virus gây bệnh. Đồng thời làm giảm nhanh triệu chứng ho khan, ho có đờm và khó thở. Người bệnh hãy sử dụng một thau nước sôi chứa tinh dầu bạch đàn để tiến hành xông hơi vùng mũi họng mỗi ngày một lần. Bệnh sẽ được cải thiện sau một thời gian áp dụng.

Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng dành cho người bị viêm phế quản

Để làm giảm triệu chứng và phòng ngừa bệnh viêm phế quản phát triển theo chiều hướng xấu, người bệnh cần xây dựng thói quen sinh hoạt phù hợp kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

    Sử dụng Thu*c điều trị đúng với hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh

    Uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày để làm loãng lượng dịch nhầy trong đường hô hấp. Đồng thời giúp giảm ho, giảm viêm và phòng ngừa bệnh tiến triển.

Phòng ngừa viêm phế quản

Để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản, bạn nên lưu ý những điều sau:

    Tránh khói Thu*c lá, khói bụi,…

Trên đây là những thông tin quan trọng về bệnh viêm phế quản, nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy hỏi ý kiến của bác sĩ. Đặc biệt là trong trường hợp nhận thấy các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh.

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị, hãy luôn tìm kiếm lời khuyên trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/benh-viem-phe-quan)

Tin cùng nội dung

  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp phổ biến ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Viêm tiểu phế quản gây tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ ở phổi
  • Viêm tiểu phế quản là bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một trong các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là tình trạng khó thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY