Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Viêm phổi

Viêm phổi là hiện tượng viêm nhiễm của nhu mô phổi bao gồm viêm phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức lien kết khe kẽ và viêm tiểu phế quản tận cùng

1. Định nghĩa

Viêm phổi là hiện tượng viêm nhiễm của nhu mô phổi bao gồm viêm phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức lien kết khe kẽ và viêm tiểu phế quản tận cùng.

Tìm hiểu đôi điều về phổi

Phổi nằm trong lồng ngực, là một tạng rỗng (trọng lượng trung bình 300-475g, chiếm khoảng 1/100 trọng lượng cơ thể) và đàn hồi nên thể tích của nó thay đổi nhiều theo lượng khí chứa bên trong. Cơ thể sử dụng oxy trong mọi hoạt động sống, đồng thời khí CO2 sinh ra trong quá trình chuyển hóa cần phải thải ra ngoài là dựa vào quy luật khuyếch tán do có chênh lệch áp lực bởi nhờ có sự hoạt động của phổi.

Nói theo cách dân gian, thì mỗi người có 2 lá phổi. “Lá phổi” phải có 3 thuỳ, phổi trái có 2 thuỳ. Các thuỳ lại chia ra tiểu thuỳ. Mỗi tiểu thuỳ có tiểu phế quản và cuối cùng là tiểu phế quản tận cùng (có khoảng 30 vạn cái) chia thành các ống phế nang, rồi túi phế nang. Từ các phế nang đến các tiểu phế quản tận cùng với các bó mạch, thần kinh tạo thành một đơn vị cơ bản của phổi. Trong đơn vị này hàng trăm chức năng quan trọng được thực hiện. Các khí trao đổi giữa phế nang và mao mạch qua một cái màng rất mỏng (chừng 0,7micromet) được gọi là màng phế nang mao mạch, hay là màng hô hấp. Ở người có khoảng 300 triệu phế nang với tổng diện tích của các phế nang chừng 72m2.

Với người trưởng thành tầm vóc trung bình, thể tích khí lưu thông là không khí hít vào hoặc thở ra là 1,2 lít/phút. Mỗi ngày (24 giờ) có 1.728 lít khí tiếp xúc với 300 triệu phế nang, nhờ đó cơ thể được cung cấp đầy đủ oxy và thải CO2.

2. Nguyên nhân

Do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng.

3. Triệu chứng

a. Triệu chứng của viêm phổi thùy:

-    Triệu chứng toàn thể: Bệnh xảy ra đột ngột thường ở người trẻ tuổi, bắt đầu một cơn rét run kéo dài khoảng 30 phút, rồi nhiệt độ tăng lên 39-40ºC, mạch nhanh, mặt đỏ, sau vài giờ thì khó thở, toát mồ hôi, môi tím nhẹ có mụn hecpes ở mép môi.Ở người già, người nghiện rươu có lú lẫn, ở trẻ con có co giật. Ở người già triệu chứng thường không rầm rộ.

-    Đau ngực: Luôn luôn có, đôi khi đau ngực là triệu chứng nổi bật, đau bên tổn thương.

-    Ho khan lúc đầu, về sau ho có đờm đặc, có máu mầu rỉ sắt. Có khi nôn mửa, chướng bụng.

b. Triệu chứng của phế quản phế viêm:

-    Viêm thứ phát trên những bệnh nhân bị các bệnh: Bệnh truyền nhiễm (cúm, sởi, ho gà, sốt xuất huyết), bệnh nung mủ mạn tính (nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm tai, viêm tủy xương, viêm xoang có mủ), bệnh toàn thể (gầy mòn, già yếu), ứ đọng phổi (suy tim).

-    Bắt đầu từ từ, sốt nhẹ 37.5 đến 38 ºC.

-    Đau ngực không rõ rệt.

-    Thời kỳ toàn phát: Khó thở nhiều, cánh mũi phập phồng, tím môi.

-    Bệnh thường nặng, nhất là ở trẻ sơ sinh, và những người già yếu.

4. Biến chứng

-    Biến chứng tại phổi: Bệnh lan rộng ra hai hoặc nhiều thùy phổi, xẹp một thùy phổi, áp xe phổi, viêm phổi mãn tính.

-    Biến chứng ngoài phổi: Tràn dịch màng phổi, tràn mủ màng phổi, viêm màng ngoài tim.

-    Biến chứng di căn xa hơn: Viêm nội tâm mạc cấp tính do phế cầu, viêm khớp do phế cầu, viêm màng não do phế cầu, viêm phúc mạc, viêm tai xương chũm, viêm thận.

-    Biến chứng tim mạch: Nhịp tim nhanh, ngoại tâm thu, rung nhĩ, suy tim, choáng.

-    Biến chứng tiêu hóa: Suy gan, liệt hồi tràng, ỉa chảy ở trẻ em.

-    Biến chứng thần kinh: Vật vã, mê sảng xảy ra ở người già, người nghiện rượu.

5. Những thể viêm phổi khác

Viêm phổi do virus: Còn gọi là viêm phổi không điển hình, viêm phổi xung huyết.

-    Viêm phổi không điển hình do virus vẹt, virus chim, virus Coxaki, Rickettsi, sốt Q.

-    Ngày nay đã phân lập ra được nhiều loại virus gây bênh hô hấp: Influenza virus, Adeno virus, Rhino virus, coryza virus và cũng có nhiều loại vắc xin để tiêm phòng bệnh virus hô hấp.

-    Triệu chứng: Bệnh xảy ra trong các dịch : cúm…, sốt cao 39-40ºC, khó thở, nhịp tim nhanh, khạc đờm có mủ, có máu.

-    Tiến triển: Bệnh sẽ khỏi trong vòng 1 đến 2 tuần lễ

-    Điều trị: Không đặc hiệu, nghỉ ngơi, chống bội nhiễm.

Viêm phổi do tụ cầu: Giống phế quản phế viêm, gây nhiều ổ áp xe nhỏ ở phổi có khi nhiều bong hơi tròn ở 2 phổi.

-    Bệnh xảy ra ở trẻ con, do tụ cầu vàng gây bệnh, hậu phát sau nhiễm tụ cầu ở da, có khi xảy ra trong trường hợp nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu.

-    Điều trị: Phải dùng kháng sinh liều cao nhất là trường hợp nhiễm khuẩn huyết.

Viêm phổi do liên cầu: Giống phế quản phế viêm.

Nguyên nhân: Do liên cầu tan huyết nhóm A

Viêm phổi do trực khuẩn Fridlander: Bênh xảy ra ở người già yếu, nghiện rượu, giống phế quản phế viêm.

Điều trị: Kháng sinh.

Viêm phổi do Hemophylus Influenza: Bệnh xảy ra ở trẻ con, ít khi ở người lớn.

Điều trị: Kháng sinh

Viêm phổi do hít vào còn gọi là viêm phổi do men: Xảy ra ở người hôn mê, mất ý thức, ngộ độc rượu, gây mê, cho ăn bằng sonde, có lỗ dò khí quản thực quản, lỗ dò phế quản thực quản.

Dịch vị và men tiêu hóa từ dạ dày sặc vào phổi và gây viêm thùy dưới của phổi. Bệnh thường nặng và điều trị khó.

Viêm phổi do ứ đọng: Nguyên nhân do ứ đọng mãn tính ở phổi, xảy ra ở người có bệnh tim , suy tim, bệnh nhân nằm lâu ứ đọng làm tắc phế quản và ứ đọng phế nang tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh.

Viêm phổi do bức xạ: Xảy ra ở những người điều trị bằng chiếu tia xạ. Sau 1 đến 2 tuần chiếu tia X. Bệnh nhân xuất hiện khó thở, ho và khạc đờm, có khi tràn dịch màng phổi.

Viêm phổi do dầu: Nguyên nhân do nhỏ mũi Thu*c có dầu, giọt dầu lọt vào phổi, sặc xăng, sặc dầu hỏa, sặc dầu mazut ngày nay rất thường gặp

-    Bệnh xảy ra ngay sau khi bị sặc, bệnh nhân sốt rất cao 39-40ºC, sốt kéo dài 1 đến 2 tuần, đau ngực dữ dội, ho sặc sụa, sau vài ngày ho khạc đờm có máu, có mủ.

-    Điều trị: Khi mới bị sặc, nên dẫn lưu bằng tư thế thích hợp để bệnh nhân ho và khạc đờm ra được chất dầu. Nếu bệnh nhân nặng thì điều trị kháng sinh liều cao, chống đau và an thần.

Viêm phổi do dịch hạch: Thường tiếp xúc truyền nhiễm trực tiếp, hít phải trực khuẩn dịch hạch.

Bệnh nhân sốt, khó thở, ho khạc đờm có máu, xảy ra trong các vụ dịch tìm vi khuẩn dịch hạch trong hạch và trong đờm. Nếu không được điều trị, Tu vong xảy ra sau 2 đến 4 ngày.

Hội chứng Loeffler (nhiễm phổi mau bay): Do ấu trùng giun đũa đi qua phổi gây viêm phổi.

-    Triệu chứng: Rất kín đáo, sốt nhẹ hoặc không sốt, ho và ít khạc đờm

-    Điều trị triệu chứng.

Một số thể lâm sàng đặc biệt:

-    Thể đau bụng cấp: Cơn đau bụng cấp như cơn đau bụng gan, cơn đau quặn thận, bụng chướng và sờ vào rất đau, thường xảy ra khi thùy dưới phổi phải bị viêm, cần khám phổi kỹ và chụp XQ phổi để xác định.

-    Thể ỉa chảy: Hay xảy ra ở trẻ em, triệu chứng ỉa chảy kéo dài, cần khám phổi và chụp phổi để xác định.

-    Thể vàng da, vàng mắt: Có khi rất rõ, giống trường hợp viêm gan do virus, cần khám phổi kỹ và chụp phổi để xác định.

6. Điều trị

Các nguyên tắc chung cần tuân thủ khi điều trị viêm phổi:

-    Kê đơn Thu*c điều trị tùy theo mức độ nặng của mỗi bệnh nhân.

-    Lựa chọn kháng sinh điều trị phù hợp với từng chủng vi khuẩn, virut, nấm là căn nguyên gây bệnh, nhưng ban đầu (do không có kết quả xét nghiệm tìm căn nguyên gây bệnh) việc chọn Thu*c thường theo kinh nghiệm lâm sàng, yếu tố dịch tễ, mức độ nặng của bệnh, tuổi bệnh nhân, các bệnh kèm theo, các tương tác, tác dụng phụ của Thu*c.

-    Thời gian dùng kháng sinh: từ 7-10 ngày nếu do các tác nhân gây viêm phổi điển hình, 14 ngày nếu do các tác nhân không điển hình.

Sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi

7. Phòng bệnh

-    Điều trị tốt ổ nhiễm khuẩn ở vùng tai mũi họng: Nhất là viêm xoang có mủ, viêm amidan có mủ, viêm họng.

-    Điều trị tốt những đợt cấp cứu viêm phế quản mạn tính.

-    Loại bỏ những yếu tố kích thích có hại như Thu*c lá, Thu*c lào…

-    Giữ ấm cổ, ngực trong mùa lạnh.

-    Tiêm phòng vắc xin đầy đủ đúng thời gian quy đinh cho trẻ em, tiêm phòng vắc xin phòng cúm cho người lớn.

8. Dinh dưỡng cho bệnh viêm phổi

-    Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp người bệnh tăng cường sức khỏe và sức đề kháng với bệnh tật, do đó làm tăng hiệu quả điều trị, giảm tác dụng phụ của Thu*c.

-    Bữa ăn của người bệnh cần đa dạng và có đủ các nhóm thực phẩm tinh bột, protein, lipid, vitamin và muối khoáng. Thường xuyên ăn các món ăn có tác dụng chống viêm nhiễm đường hô hấp như rau cải xoong, cà chua, cà rốt, diếp cá, bắp cải, húng chanh, mã đề, rau ngót, rau cần tây, rau sam, mướp đắng, sả, bông súng… Mỗi lần dùng vài ba loại rau chế biến, luộc, nấu canh, xào tôm thịt ăn hoặc giã nhuyễn vắt nước cốt pha ít đường uống.

-    Người bệnh cần uống đủ nước để bảo đảm bù đắp lượng nước mất đi do sốt, thở nhanh và làm giảm tác dụng phụ của Thu*c.

-    Tuyệt đối không dùng các loại chất kích thích như rượu, bia, Thu*c lá, với những người không hút Thu*c lá phải tránh khói Thu*c, vì những chất này làm giảm tác dụng điều trị và tăng tác dụng phụ của Thu*c.

Nguồn: 1062

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c513a0276801b698908f473)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY