Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Viêm tai giữa chữa mãi không khỏi do 5 sai lầm sau đây

Điều trị không triệt để, vệ sinh kém, phát hiện bệnh muộn,.... là các sai lầm khiến bệnh viêm tai giữa chữa mãi không khỏi và có xu hướng tái phát nhiều lần

viêm tai giữa là bệnh lý nhiễm khuẩn gây viêm và tổn thương bộ phận tai giữa. nếu mắc sai lầm trong việc điều trị, bệnh có thể tái phát nhiều lần dần chuyển sang giai đoạn viêm tai giữa có mủ, chảy dịch và mãn tính.

Những sai lầm khiến viêm tai giữa chữa mãi không khỏi

Viêm tai giữa là tình trạng tổn thương ống tai giữa do sự xâm nhập của các vi khuẩn và ký sinh trùng. ban đầu bệnh phát sinh ở thể cấp tính với những triệu chứng đặc trưng như đau nhức tai, ù tai, mệt mỏi, khó chịu, giảm thính lực,…

Hầu hết các trường hợp viêm tai giữa cấp tính đều đáp ứng tốt với điều trị nội khoa. tuy nhiên nếu bạn mắc phải những sai lầm trong quá trình điều trị, tổn thương tai có thể trở lên nặng nề, dần dần chuyển sang giai đoạn viêm tai giữa có mủ, chảy dịch, mãn tính và tái phát nhiều lần trong năm.

Dưới đây là những sai lầm thường gặp khiến viêm tai giữa chữa mãi không khỏi.

1. Phát hiện bệnh muộn

Phát hiện bệnh muộn là một trong những nguyên nhân khiến tổn thương trong ống tai giữa tiến triển nghiêm trọng và dần chuyển sang giai đoạn mãn tính. khi bệnh chuyển sang giai đoạn này, khả năng điều trị dứt điểm là rất thấp. hơn nữa, viêm tai giữa mãn tính lại rất dễ tái phát khi có điều kiện thích hợp.

Nếu tiếp tục không điều trị, bệnh có thể gây ra các biến chứng nặng nề như chảy mủ trong tai, thủng màng nhĩ, giảm thính lực,…

Tình trạng phát hiện bệnh muộn thường xảy ra với những trẻ chưa biết nói. nếu không quan sát kỹ, bạn có thể bỏ qua những dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa ở trẻ và khiến bệnh trở nên nặng nề hơn.

2. Điều trị không triệt để

Điều trị viêm tai giữa cấp tính bao gồm việc cải thiện triệu chứng, tiêu diệt vi khuẩn và phòng ngừa tái phát. nếu bạn không thực hiện đủ các bước này, vi khuẩn có thể sinh trưởng và làm tái phát bệnh trở lại.

Hầu hết mọi người đều có thói quen ngưng điều trị khi nhận thấy các triệu chứng lâm sàng thuyên giảm. Tuy nhiên với những bệnh nhiễm khuẩn, thời gian điều trị thường có xu hướng kéo dài – ngay cả khi đã chấm dứt các triệu chứng lâm sàng.

Đối với viêm tai giữa, nhiều người thường ngưng điều trị ngay sau khi sử dụng Thu*c giảm đau. acetaminophen có thể làm giảm sốt, cải thiện cơn đau và làm thuyên giảm những triệu chứng đi kèm. tuy nhiên loại Thu*c này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị triệu chứng, đồng thời không có khả năng ức chế khuẩn gây bệnh.

Do đó, hầu hết các trường hợp đều phải áp dụng liệu pháp kháng sinh để ức chế hoàn toàn vi khuẩn. Điều trị bằng Thu*c kháng sinh thường kéo dài khoảng 10 ngày hoặc trong thời gian dài hơn. Ngưng sử dụng kháng sinh sớm hơn thời gian chỉ định cũng là nguyên nhân khiến vi khuẩn phát sinh trở lại.

Việc điều trị không triệt để là một trong những nguyên nhân khiến viêm tai giữa tái phát nhiều lần. hơn nữa điều này còn làm gia tăng số lượng vi khuẩn kháng Thu*c.

3. Vệ sinh kém

Tai và các cơ quan hô hấp không được vệ sinh đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập – đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, các cơ quan hô hấp chưa phát triển toàn diện nên rất dễ gặp phải các vấn đề tiêu cực.

Cơ quan hô hấp của trẻ cực kỳ nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài môi trường. chính vì vậy nếu không vệ sinh tai, mũi, miệng thường xuyên, vi khuẩn có thể xâm nhập và làm phát sinh các bệnh lý như viêm tai giữa, viêm va, viêm amidan,…

4. Hệ miễn dịch suy giảm

Khác với người trưởng thành, hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn non nớt và chưa thể bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây hại. chính vì vậy vi khuẩn rất dễ xâm nhập trở lại và làm tái phát viêm tai giữa.

Nếu bạn không tiến hành các biện pháp tăng cường miễn dịch cho trẻ, các bệnh lý truyền nhiễm sẽ có nguy cơ tái phát cao.

5. Không điều trị các bệnh truyền nhiễm

Tai có mối liên hệ mật thiết với mũi và họng. Do đó vi khuẩn có thể xâm nhập vào những cơ quan này, di chuyển lên tai và gây ra nhiễm trùng.

Viêm tai giữa không chỉ phát sinh trực tiếp mà còn xảy ra sau khi trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm, viêm amidan, viêm va,… vì vậy nếu bạn không điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn dứt điểm, tổn thương ở tai giữa có thể tái đi tái lại nhiều lần, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng thính lực của trẻ.

Ngoài ra ở một số trẻ, tình trạng tái phát viêm tai giữa còn có thể do trẻ thường xuyên chọc ngoáy tai, bú sữa bình, tiếp xúc với khói Thu*c lá và sinh sống trong môi trường ô nhiễm.

Phòng ngừa viêm tai giữa tái phát

Viêm tai giữa tái phát nhiều lần không chỉ gây khó chịu, ù tai, giảm thính lực,… mà còn dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. do đó bạn nên thực hiện những biện pháp nhằm đề phòng bệnh tái phát ở trẻ nhỏ.

Các biện pháp dự phòng viêm tai giữa tái phát:

    Tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ về việc sử dụng Thu*c. Tuyệt đối không quên dùng Thu*c hoặc ngưng sử dụng giữa chừng. Chỉ kết thúc liệu trình khi bác sĩ chuyên khoa yêu cầu.

Khi nhận thấy viêm tai giữa chữa mãi không khỏi, bạn cần rà soát lại thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng của trẻ để nhận ra vấn đề và tiến hành sửa chữa. nếu không can thiệp kịp thời, bệnh tình có thể trở nên trầm trọng hơn và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/viem-tai-giua-chua-mai-khong-khoi)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY