Dinh dưỡng hôm nay

Viêm xoang cấp tính

Viêm xoang cấp tính

1. Viêm xoang cấp tính là gì?

Viêm xoang cấp tính là tình trạng viêm niêm mạc các xoang cạnh mũi, xuất hiện lần đầu tiên và kéo dài không quá 8 tuần. Khi đó, các xoang bị viêm, sưng nề gây cản trở thoát nước và tạo ra chất nhờn. Thông thường, một xoang bị viêm, có khi cả hai bên (do các xoang tồn tại thành từng cặp), đôi khi, tình trạng viêm lan sang các xoang khác tạo thành viêm đa xoang.

Ở người trưởng thành, có năm đôi xoang trong khối xương sọ mặt, chúng chia thành hai nhóm: nhóm xoang trước (gồm: xoang trán, xoang hàm, xoang sàng trước) và nhóm xoang sau (gồm: xoang bướm và xoang sàng sau). Trong đó, viêm xoang cấp hay gặp hơn ở nhóm xoang trước vì chúng tiếp xúc với môi trường trước và nhiều hơn. Cấu trúc phức tạp và sự dẫn lưu dịch hạn chế của xoang sàng khiến nó hay bị viêm nhất và tình trạng viêm cũng thường kéo dài nhất.

2. Các nguyên nhân gây viêm xoang cấp tính

Viêm xoang cấp tính có thể được gây ra bởi các tác nhân như:

Nhiễm virus: hầu hết các trường hợp viêm xoang cấp là do cảm lạnh thông thường. Khi bị cảm lạnh, phản ứng viêm diễn ra nhằm bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân gây hại, nhưng nó khiến niêm mạc mũi họng sưng phù lên, làm các lỗ thông bị nhỏ lại, đường đi của dịch từ trên xoang xuống cũng bé đi khiến dịch lưu thông chậm lại. Mặt khác, virus có thể lan từ mũi họng lên các xoang, phát triển trong môi trường ẩm ướt rất “tuyệt vời” này và làm cho xoang của bạn “khóc thét”.

Vi khuẩn lây nhiễm: nếu tình trạng viêm đường hô hấp trên của bạn đã kéo dài lâu hơn một tuần, nhiều khả năng đó là do vi khuẩn gây ra hơn là virus. Có một tình trạng bạn nên lưu ý, đó là nhiễm trùng răng miệng: sâu răng, viêm lợi, viêm tủy,… nhất là ở các xương hàm trên. Các vi khuẩn răng miệng có thể lan tới các xoang kề cận như xoang hàm, gây nên viêm xoang cấp tính.

Nhiễm nấm: trong trường hợp có những bất thường trong cấu trúc mũi như vẹo vách ngăn hoặc hệ thống miễn dịch giảm sút, bạn có nguy cơ bị nhiễm nấm cao hơn.

Dị ứng: đặc biệt với các tác nhân tiếp xúc với đường hô hấp như bụi nhà, phấn hoa,… Dị ứng có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm xoang, cũng có thể là yếu tố khiến bệnh nặng hơn.

Chấn thương vùng hàm mặt: gây vỡ xoang, chảy máu trong xoang, tổn thương niêm mạc khiến lượng dịch trong xoang tăng lên, các cục máu đông có thể gây bít tắc đường lưu thông của dịch, càng làm tình trạng viêm xoang nặng hơn.

Những yếu tố kích thích lý, hóa như hơi, khí hoá chất độc,… có thể gây kích ứng niêm mạc xoang làm chúng phù nề, tăng tiết dịch gây viêm.

Bất thường về cấu trúc mũi xoang: lệch vách ngăn mũi, có những khối u nhỏ trong mũi, xoang,… làm hạn chế, cản trở dịch xoang thoát xuống phía dưới.

Yếu tố nguy cơ

Khi có các yếu tố dưới đây, bạn có nguy cơ bị viêm xoang cao hơn cũng như làm nặng thêm tình trạng viêm xoang đang có.

    Có những bất thường về cấu trúc mũi xoang: lệch, vẹo vách ngăn, u bướu trong mũi, xoang,…

    Mẫn cảm với aspirin gây ra các triệu chứng hô hấp.

    Sốt hoặc các tình trạng dị ứng khác ảnh hưởng đến xoang.

    Rối loạn, suy giảm hệ thống miễn dịch: HIV, xơ nang,…

    Thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi, khói Thu*c lá. Những người làm nghề mộc, thợ xây, công nhân vệ sinh có nguy cơ mắc viêm xoang cũng như các bệnh đường hô hấp khác cao hơn.

     Môi trường sống, làm việc bị ẩm mốc, thiếu vệ sinh cũng làm tăng khả năng bị bệnh của bạn.

3. Những triệu chứng của viêm xoang cấp tính

Đau nhức vùng mặt: đây là dấu hiệu chính, người bệnh thường đau thành từng cơn, có tính chu kỳ, thường đau nhiều hơn về sáng do ban đêm, các chất tiết ứ lại nhiều trong xoang. Bệnh nhân cảm thấy đau nhiều vùng má, trán, thái dương hai bên, có thể lan lên đỉnh đầu hoặc lan xuống phía răng. Ngoài cơn đau chỉ thấy nhức đầu.

Chảy mũi: có thể ở một bên nhưng thường xả ra ở cả hai bên. Ban đầu dịch có thể loãng, sau đặc dần, màu xanh hoặc vàng, có mùi và làm hoen ố khăn tay. Người bệnh có thể chảy mũi ra phía trước (nếu viêm nhóm xoang trước) hoặc chảy xuống họng phía sau (viêm nhóm xoang sau).

Ngạt tắc mũi: thường xảy ra ở hai bên, đi kèm với chảy mũi. Tùy mức độ bệnh có thể ngạt tắc mũi múc độ nhẹ, vừa, từng lúc hay liên tục. Người bệnh thường đau nhiều bên đau và tình trạng ngạt tăng lên vào ban đêm.

Giảm cảm giác về mùi và hương vị: làm người bệnh ăn kém ngon và có thể gây nguy hiểm trong trường hợp người bệnh không phân biệt được mùi khí, hơi độc.

Các dấu hiệu khác có thể đi kèm:

    Sốt: thường sốt nhẹ, thể hiện phản ứng bảo vệ của cơ thể. Tuy nhiên ở trẻ em có thể gặp sốt cao.

    Mệt mỏi, chán ăn

    Đau tai

    Viêm họng

    Hơi thở hôi

Bạn nên liên hệ với bác sỹ khi có một trong các dấu hiệu dưới đây:

    Các triệu chứng không cải thiện trong vòng vài ngày hoặc trở nên năng hơn.

    Sốt trên 38,1oC.

    Đã từng bị viêm xoang trước đây.

Bạn cần gặp bác sỹ ngay lập tức nếu có các triệu chứng biểu hiện một nhiễm trùng nghiêm trọng:

    Đau hoặc sưng quanh mắt.

    Một bên trán sưng.

    Đau đầu dữ dội.

    Lẫn lộn.

    Nhìn đôi hoặc thay đổi tầm nhìn, vùng nhìn thấy bị hạn chế.

    Đau cổ, cứng cổ (cứng gáy).

    Khó thở: không chỉ khó thở bằng mũi mà bạn còn không thể thở được bằng miệng dù đã huy động hết các cơ vùng cổ, ngực, bụng để thở.

4. Biến chứng của viêm xoang cấp tính

Biến chứng hay gặp nhất của viêm xoang cấp là viêm xoang mạn tính – tình trạng viêm xoang kéo dài trên 8 tuần hoặc các đợt viêm xoang cấp tái đi tái lại nhiều lần.

Các biến chứng khác ít gặp hơn:

    Viêm màng não: khi tình trạng nhiễm trùng lây lan tới não.

    Giảm thị lực: Do các xoang nằm quanh ổ mắt nên mắt có những nguy cơ cao bị ảnh hưởng. Người bệnh có thể bị viêm tấy ổ mắt, viêm mí mắt, viêm dây thần kinh thị giác,… làm suy giảm thị lực, trường hợp nặng có thể bị mù mắt.

    Nguy cơ với các mạch máu: các mạch máu của xoang và xung quanh có thể bị viêm tắc, can thiệp vào mạch máu cung cấp máu cho não, có thể dẫn tới đột quỵ.

    Nhiễm trùng tai: Do tai thông với vùng hầu họng thông qua ống vòi tai nên vi khuẩn có thể qua đó lan lên tai, gây viêm tai giữa,…

5. Điều trị viêm xoang cấp tính

Hầu hết các trường hợp viêm xoang cấp gây ra bởi virus do cảm lạnh nên thường không cần điều trị. Bạn có thể tự chăm sóc theo sự hướng dẫn của bác sỹ để tăng tốc độ phục hồi và cải thiện triệu chứng. Bác sĩ có thể khuyên nên điều trị để giúp giảm triệu chứng viêm xoang, bao gồm:

Nước muối xịt mũi, thường dùng nước muối S*nh l* (NaCl 0,9 %) xịt vào mũi nhiều lần trong ngày để rửa mũi.

Những Thu*c xịt mũi giúp ngăn ngừa và điều trị viêm. Ví dụ như fluticasone, mometasone, budesonide, triamcinolone) và beclomethasone.

Thu*c thông mũi. Thường chỉ được chỉ định dùng trong một vài ngày, nếu không có thể gây ra sự trở lại của tắc nghiêm trọng hơn.

Thu*c giảm đau và kháng sinh thường ít được sử dụng. Điều trị kháng sinh thường chỉ cần thiết nếu có một nhiễm trùng nặng, tái phát hoặc dai dẳng do vi khuẩn.

Nếu có dị ứng đi kèm, bác sỹ có thể kê cho bạn mũi tiêm dị ứng giúp giảm thiểu phản ứng của cơ thể trước tác nhân gây dị ứng.

Khi đã được kê sử dụng Thu*c, bạn nên dùng Thu*c đúng liều lượng và thời gian, không tự ý ngưng Thu*c khi thấy các triệu chứng đã giảm. Điều này có thể dẫn tới việc viêm xoang quay trở lại và khó điều trị hơn.

6. Phòng bệnh và chế độ ăn hỗ trợ điều trị

Để phòng bệnh và tránh trường hợp bệnh kéo dài có thể dẫn tới viêm xoang mạn tính, các biến chứng khác, bên cạnh việc điều trị, bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:

    Nghỉ ngơi nhiều: điều này giúp cơ thể bạn có thể tập trung sức lực chống lại sự nhiễm trùng. Làm tăng tốc độ phục hồi.

     Uống nhiều nước: điều này sẽ giúp bạn làm loãng chất nhầy, khiến việc tống chúng ra ngoài trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, tránh caffein và các thức uống có cồn vì chúng gây ra tác dụng ngược lại.

    Xông hơi với các loại lá chứa nhiều tinh dầu: bạc hà, bưởi,… Bạn có thể phủ một khăn tắm lên đầu, sau đó cúi mặt xuống bát nước nóng có chứa tinh dầu hoặc các loại lá trên, hít hơi nóng bốc lên, điều này vừa giúp bạn giảm đau, vừa giúp tiêu hao chất nhầy.

    Rửa mũi: rửa mũi thường xuyên bằng nước muối S*nh l*, đặc biệt sau khi tiếp xúc với bụi, khói, hóa chất.

    Khi ngủ, bạn có thể gối đầu cao hơn so với thân để tránh các dịch nhầy ứ lại tại mũi trong khi ngủ.

    Nên đeo khẩu trang khi ra đường, tiếp xúc với lạnh, khói bụi và các chất độc hại.

    Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.

    Giữ môi trường sống luôn sạch sẽ, tránh nấm mốc, chất thải, bụi bặm, nhất là phòng ngủ.

    Tập thể dục thường xuyên, vừa giúp bạn nâng cao sức khỏe, vừa giúp thông mũi xoang trong trường hợp bạn đã mắc bệnh.

    Nếu bạn đang hút Thu*c lá, ngừng ngay việc đó lại nếu bạn không muốn các triệu chứng của mình còn kéo dài vô tận.

    Trong bữa ăn hàng ngày, bạn nên ăn uống đầy đủ các chất nhằm nâng cao sức đề kháng, có thể bổ sung các thức ăn chứa nhiều omega 3: cá hồi, cá nục,…, vitamin C: bưởi, quýt, cam, cà rốt,… Các thức ăn có tính ấm như gừng, tỏi, hành,… chứa nhiều chất kháng sinh cũng giúp bạn phòng bệnh hiệu quả.

    Khi có các dấu hiệu viêm đường hô hấp trên, bạn nên đến gặp bác sỹ để điều trị triệt để, tránh để bệnh kéo dài.

Nguồn: http://xoangbachphuc.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c124a6276801b34691f3432)

Tin cùng nội dung

  • Nếu không biết cách nhận biết các triệu chứng bệnh viêm xoang trở nặng để điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.
  • Khi điều trị viêm xoang, biết cách ăn uống sẽ giúp thu ngắn liệu trình điều trị và giới hạn phản ứng phụ của dược phẩm.
  • Trẻ em cũng có thể bị viêm xoang do vi khuẩn, virut, vi sinh vật... Nếu không được điều trị, viêm xoang có thể gây những biến chứng nặng nề.
  • Đến những tháng giao mùa hoặc khi thời tiết chuyển lạnh, người mắc bệnh viêm mũi, viêm xoang dị ứng lại phải chịu đựng những triệu chứng khó chịu.
  • Đông y có nhiều vị Thu*c, bài Thu*c để chữa trị viêm xoang, tùy vào tính cấp hay mãn. Ngoài ra, xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ rất tốt cho điều trị.
  • Trường hợp bị viêm mũi dị ứng, tái đi tái lại nhiều lần có thể điều trị bằng cách sử dụng các vị Thu*c thảo dược như thương nhĩ tử, kim ngân hoa, phong phong, bạc hà... để làm ấm cơ thể,
  • Chào bác sĩ. Gần đây em gặp các vẫn đề về xoang mũi và nghi ngờ mình bị viêm xoang. Em muốn đi khám tại BV Tai Mũi Họng TP.HCM. Vậy bác sĩ cho em hỏi là chi phí khám và cách phòng? Em xin cảm ơn! (Bùi Trần, tranbuiminh@yahoo.com)
  • Viêm xoang mạn tính là một tình trạng thường gặp do các khoang xung quanh mũi (gọi là xoang) bị viêm và sưng lên – kéo dài ít nhất tám tuần dù đã nỗ lực điều trị.
  • Tai mũi họng có liên quan chặt chẽ với nhau, thường mắc phải các bệnh ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là viêm xoang, không chỉ ảnh hưởng vùng xoang mà còn gây ra đau đầu
  • Viêm xoang cấp tính (hay viêm mũi xoang cấp) là tình trạng các khoang xung quanh mũi (gọi là xoang) bị viêm và sưng lên. Điều này làm cho xoang tích tụ nhiều dịch nhầy, gây trở ngại cho việc thoát ra ngoài.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY