Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Viễn chí trị suy nhược thần kinh, viêm phế quản mạn

Viễn chí còn có tên dây ruột gà, tiểu thảo, nam viễn chí, là rễ hoặc vỏ rễ phơi khô của cây viễn chí...
Viễn chí còn có tên dây ruột gà, tiểu thảo, nam viễn chí, là rễ hoặc vỏ rễ phơi khô của cây viễn chí lá nhỏ (Polygala tenuifolia Willd.) hoặc cây viễn chí Xêbêri (Polygala siribica L). Ở nước ta, có nhiều loài viễn chí đã dùng làm Thu*c, nhưng chưa có tài liệu nghiên cứu sâu. Viễn chí có trên thị trường chủ yếu nhập từ Trung Quốc.

Viễn chí chứa nhiều saponin triterpen, nhựa, dầu béo và polygalitol. Vị đắng cay, tính ôn; vào kinh phế, tâm và thận, viễn chí có tác dụng dưỡng tâm, an thần, khứ đàm khai khiếu, tiêu ung thũng. Chữa chứng hồi hộp mất ngủ, tâm thận bất giao, đàm trở tâm khiếu, động kinh, hóa đàm khái thấu, ung nhọt sưng. Liều dùng: 4 - 12g. Sao hoặc tẩm mật ong nướng, sắc, hãm nước uống.

Một số bài Thu*c trị bệnh có dây viễn chí:

Trị hồi hộp mất ngủ, ngủ hay mơ, suy nhược thần kinh, rối loạn trí nhớ.

Bài 1: đảng sâm 10g, viễn chí 10g, mạch đông 10g, phục linh 10g, đương quy 10g, bạch thược 10g, sinh khương 10g, đại táo 10g, cam thảo 3g, quế tâm 3g. Quế tâm tán bột để riêng. Các vị khác sắc lấy nước, hòa bột quế vào uống. Trị chứng tâm huyết bất túc (do máu không đủ nuôi tim), hay quên, hồi hộp, mất ngủ, nằm mộng nhiều.

Bài 2: nhân sâm hoặc đẳng sâm 30g, phục linh 30g, thạch xương bồ 20g, viễn chí 20g. Tất cả sấy khô, tán bột làm hoàn hồ. Chia cho 5 - 7 ngày, ngày 1 - 2 lần uống. Thích hợp cho người suy nhược thần kinh, quên lẫn, rối loạn trí nhớ.

Trị ho có đờm, viêm phế quản mạn:

Bài 1: viễn chí 8g, cát cánh 6g, cam thảo 6g. Sắc chia uống 3 lần trong ngày. Chữa ho có đờm.

Bài 2: viễn chí 12g, trần bì 4g, cam thảo 4g. Sắc uống. Chữa viêm phế quản mạn tính, ho có nhiều đờm.

Trị trẻ em sốt cao co giật: viễn chí 8g, sinh địa 8g, câu đằng 8g, thiên trúc hoàng 8g. Sắc uống.

Ngoài ra, viễn chí còn chữa mụn nhọt sưng do đờm tắc đọng hoặc sưng vú bằng cách sắc uống, bã đắp chỗ đau. Dây ruột gà còn dùng giải độc do phụ tử, ô đầu.

Món ăn Thu*c có dây ruột gà:

Bài 1: viễn chí 10g, toan táo nhân sao 10g, gạo tẻ 50g. Sắc các vị Thu*c lấy nước, bỏ bã, cho gạo vào nấu cháo, ăn vào buổi tối trước khi ngủ. Dùng tốt cho người tim đập mạnh, loạn nhịp, quên lẫn, giảm trí nhớ, mất ngủ, ho, nhiều đàm.

Bai 2. Dây ruột gà tán bột mịn, mỗi lần uống 10g, ngày 2 lần, uống với nước cơm hoặc cháo. Thích hợp cho người suy nhược thần kinh, quên lẫn, giảm trí nhớ, tim đập mạnh, loạn nhịp, mất ngủ.

Kiêng kỵ: Người bệnh không có chứng thực hỏa và người âm hư dương vượng không dùng.

TS. Nguyễn Đức Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/vien-chi-tri-suy-nhuoc-than-kinh-viem-phe-quan-man-n127329.html)

Tin cùng nội dung

  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
  • Viêm phế quản mạn tính, (viêm phế quản mạn), là tình trạng viêm, (hoặc dễ bị kích thích), của đường thở trong phổi.
  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Nội soi phế quản (Bronchoscopy) là một thủ thuật giúp chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý đường hô hấp bao gồm phế quản và phổi.
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp phổ biến ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Viêm tiểu phế quản gây tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ ở phổi
  • Viêm tiểu phế quản là bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một trong các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là tình trạng khó thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY