Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Việt Nam có tỷ lệ phát hiện dương tính trên tổng số mẫu cao nhất thế giới

Tối ngày 27/4, Bộ Y tế cho biết, không có thêm ca mắc mới nào, trong ngày ghi nhận thêm 3 ca dương tính trở lại sau khi được công bố chữa khỏi bệnh. Mặc dù hôm nay là ngày thứ 11 không có ca nhiễm trong cộng đồng nhưng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 yêu cầu các bộ, ngành căn cứ và hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Y tế tiếp tục rà soát các hướng dẫn cụ thể bảo đảm an toàn, phòng, chống dịch theo lĩnh vực quản lý.

Các địa phương tham khảo kinh nghiệm của một số tỉnh, thành như TP HCM để đưa ra các bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn, phòng, chống dịch phù hợp với các hoạt động trong đời sống, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh… trên địa bàn.

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 ngày 27/4 đã bàn về nội dung: đưa công dân về nước, đưa lao động có tay nghề vào Việt Nam, cấp phép các chuyến bay, quản lý biên giới, thực hiện cách ly; bảo đảm Thu*c men, sản xuất trang thiết bị vật tư y tế và các loại máy thở (Metran, Vinmex, Đại học Điện lực); phương án xuất khẩu khẩu trang; chế độ chính sách đối với các lực lượng tham gia phòng chống dịch.

Ban Chỉ đạo đặc biệt lưu ý các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang phải hết sức trách nhiệm vì cộng đồng, vì đất nước, cam kết trước khi xuất khẩu phải ưu tiên cho nhu cầu trong nước, bảo đảm chất lượng. Các hành vi vi phạm phải bị xử lý nghiêm.

Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo đã bàn về công tác xét nghiệm phát hiện virus SARS-CoV-2 để phục vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong thời gian tới. Hiện, trên thế giới đang triển khai song song 2 phương pháp xét nghiệm xác định người dương tính COVID-19 là xét nghiệm tìm gen virus (phương pháp PCR) và xét nghiệm kháng thể (thường sử dụng để xét nghiệm nhanh).

Phương pháp PCR có độ chính xác cao vì phát hiện trực tiếp gen của virus, nên tại thời điểm dương tính thì bệnh nhân chắc chắn đang có virus SARS-CoV-2 trong người. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi các khâu chuyên môn hóa cao, cần có chuyên gia thực hiện với nhiều máy móc phức tạp, thời gian cho kết quả lâu (vài giờ).

Trong khi đó, phương pháp xét nghiệm nhanh tìm kháng thể có thời gian ngắn, vận hành đơn giản, người làm xét nghiệm không cần thiết phải được đào tạo chuyên biệt, không cần thiết bị đặc biệt kèm theo. Tuy nhiên, phương pháp này có độ nhạy, độ đặc hiệu thấp hơn nhiều so với phương pháp PCR, dễ nhầm và bỏ sót.

Tới nay, chúng ta đã xét nghiệm được khoảng 212.000 mẫu bệnh phẩm, phát hiện 270 trường hợp mắc COVID-19, tỷ lệ phát hiện dương tính khoảng 0,13%, là một trong những quốc gia có tỷ lệ phát hiện dương tính trên tổng số mẫu xét nghiệm cao nhất thế giới.

Hiện cả nước có 112 phòng xét nghiệm Realtime - PCR có năng lực xét nghiệm phát hiện SARS-CoV-2 (công suất tối đa khoảng hơn 27.000 mẫu/ngày), trong đó 48 phòng đã được phép xét nghiệm khẳng định COVID-19 (công suất tối đa khoảng 14.300 mẫu/ngày).

Ban Chỉ đạo cũng đánh giá cao các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, sản xuất máy thở hiện đại như Metran, Vingroup; đồng thời khuyến khích các trường đại học phát triển những sản phẩm máy thở không xâm nhập đơn giản, vận hành hoàn toàn bằng hệ thống cơ khí có thể trang bị đến tận y tế tuyến xã, ở vùng sâu, vùng xa…

Như vậy, đến thời điểm hiện tại có thể nói trong công tác phòng chống dịch COVID-19, chúng ta đã bảo đảm được các loại Thu*c có thể dùng cho những phác đồ điều trị COVID-19; chủ động sản xuất được khẩu trang, trang thiết bị bảo hộ, máy thở...; tự sản xuất được sinh phẩm xét nghiệm và làm chủ các phương pháp xét nghiệm, sàng lọc và phát hiện người nhiễm COVID-19.

Máy xét nghiệm COVID-19 ở Việt Nam 'loạn giá' vì sao?

Sau khi cơ quan chức năng khởi tố, bắt 7 cán bộ, nhân viên liên quan đến việc mua máy xét nghiệm COVID-19 đội giá hàng tỷ đồng tại CDC Hà Nội khiến ngành y tế “dậy sóng”.

Từ 4/5, BV Bạch Mai sẽ chỉ tiếp nhận và khám BHYT người mắc các bệnh này

Ngày 27/4, tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bắt đầu từ ngày 4/5/2020 Khoa Khám bệnh của BV sẽ tiếp nhận và khám những bệnh nhân bảo hiểm thuộc chương trình quản lý bệnh mạn tính như Tim mạch, Hô hấp, Tiêu hoá, Lupus, Truyền nhiễm, Thận Tiết niệu, Thần kinh, Tâm thần, Huyết học, Ung bướu....

Thêm 3 người dương tính trở lại sau khi công bố khỏi bệnh COVID-19

Thông tin từ Tiểu ban điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 sáng 27/4 cho thấy, đã ghi nhận thêm 3 ca tái dương tính sau khi công bố khỏi bệnh. Như vậy Việt Nam đã có 8 ca tái dương tính. Trong 3 người tái dương tính hôm nay có 2 người ở TP HCM, 1 người ở Phú Thọ.

Bộ Y tế thông tin kết quả xét nghiệm các ổ dịch COVID-19

Sáng 27/4, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Bộ Y tế thông tin xung quanh các ổ dịch hiện nay. Đáng chú ý, tại huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã xét nghiệm nhanh (kháng thể) 994 mẫu tại 4 xã đều cho kết quả âm tính.

Thái Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/viet-nam-co-ty-le-phat-hien-duong-tinh-tren-tong-so-mau-cao-nhat-the-gioi-1649491.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY