Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Việt Nam còn bao nhiêu người là F1, F2 đang cách ly theo dõi y tế?

Báo cáo mới nhất cập nhật ngày 19/4 của Bộ Y tế cho thấy, hiện Việt Nam ghi nhận 568 ca nghi mắc COVID-19 đang được cách ly theo dõi, số lượng F1 đang cách ly tập trung là 11.997 người; Số lượng F2 được cách ly tại nhà và theo dõi y tế là 61.761 người.

Lấy lại bản lĩnh sau 7 ngày, quý ông ngoài 30 tuổi nên bỏ túi ngay bí kíp nàyTin tài trợ

Theo đó, Việt Nam đứng thứ 114/212 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc COVID-19 trên thế giới; 6/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực ASEAN, không có ca Tu vong.

Trong đó có 201 ca bình phục và 67 ca bệnh đang được điều trị. Số lượng F1 đang cách ly tập trung là 11.997 người; Số lượng F2 được cách ly tại nhà và theo dõi y tế là 61.761 người.

Năm địa phương có đông bệnh nhân nhất:

Hà Nội: 112

TP Hồ Chí Minh: 55

Vĩnh Phúc: 19

Ninh Bình: 13

Bình Thuận: 9

Số trường hợp mắc nhập cảnh được quản lý ngay: 128

Số trường hợp mắc được phát hiện tại cộng đồng: 140

Trong đó có 34 trường hợp xâm nhập từ nước ngoài được phát hiện tại cộng đồng, 28 trường hợp lây nhiễm từ trường hợp xâm nhập được phát hiện tại cộng đồng và 78 trường hợp lây nhiễm tại cộng đồng.

Hiện 67 bệnh nhân mắc COVID-19 còn lại đang điều trị tại 11 cơ sở y tế trên cả nước, trong đó tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có số lượng bệnh nhân điều trị đông nhất với 43 bệnh nhân. Đa số các bệnh nhân đều có sức khoẻ ổn định.

- Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 14 ca.

- Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2: 06 ca.

Tình hình sức khoẻ của các bệnh nhân mắc COVID-19 nặng đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Bênh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh hiện đều tiến triển tốt lên, qua nguy kịch. Các y bác sĩ đang tiếp tục nỗ lực để điều trị, chăm sóc các bệnh nhân này.

Kết quả xét nghiệm COVID-19 của bác gái BN 17 sau khi sốc tim, ngừng tuần hoàn

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, bác gái bệnh nhân 17 - người có diễn biến điều trị rất phức tạp vì sốc tim, 3 lần ngừng tuần hoàn hiện đã 3 lần âm tính liên tiếp với SARS-CoV-2.

Những việc người bệnh ung thư nên làm để chống lây nhiễm COVID-19

Người bệnh ung thư (đặc biệt là ung thư phổi) đang hoặc vừa được điều trị phẫu thuật hay hóa chất, khi nhiễm SARS-CoV-2 có nguy cơ gặp biến cố lâm sàng nặng cao hơn người không mắc ung thư.

Hà Nội: Cửa hàng Thu*c báo ngay cho ngành y tế nếu khách có dấu hiệu ho, sốt

Các cơ sở bán lẻ Thu*c phải lập sổ theo dõi thông tin người mua. Trường hợp người mua Thu*c ho, sốt... và người có triệu chứng ho, sốt, khó thở... cần thực hiện kiểm tra thân nhiệt, hướng dẫn khai Tờ khai y tế, khai thác tiền sử dịch tễ và báo cáo cho cơ quan y tế trên địa bàn.

'Đua với tử thần' giữa đêm cứu bệnh nhân ung thư vỡ động mạch máu tuôn xối xả

Bệnh nhân B.B.T, ở Long Biên, Hà Nội, vào viện cấp cứu trong tình trạng máu *m đ*o tuôn thành dòng, thấm ướt đẫm ga giường, chảy tràn xuống đất. Ngay lập tức, bệnh nhân được cho sử dụng kháng sinh, truyền dịch và xử lý cầm máu bằng phương pháp nhét meche tại chỗ. Tuy nhiên, máu vẫn không ngừng chảy.

Cách tập thở cải thiện chức năng phổi cho người mắc COVID-19 nhanh hồi phục

Các kỹ thuật phục hồi chức năng bao gồm tập các kiểu thở là chính, các kỹ thuật tống thải đờm được thực hiện khi người bệnh có tăng tiết đờm dịch, tập vận động chủ động cần tăng dần cường độ và thời gian tùy khả năng của người bệnh.

Quảng An

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/viet-nam-con-bao-nhieu-nguoi-la-f1-f2-dang-cach-ly-theo-doi-y-te-1644710.tpo)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY