Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Vợ Hoàng Bách chia sẻ kinh nghiệm chăm con sinh mổ

Chị Thanh Thảo từng chật vật khi chăm sóc Meo Meo do hệ miễn dịch và phổi yếu hơn anh Tê Giác, thường nôn trớ, ốm vặt.

Trong ba người con của Thanh Thảo và Hoàng Bách, Meo Meo là bé duy nhất phải sinh mổ. Những tuần cuối khi mang thai, bác sĩ đã hỗ trợ, hướng dẫn nhiều cách để chị sinh thường. Nhưng đến tuần thứ 40, khi thai quá lớn và không di chuyển xuống bên dưới, bác sĩ buộc phải mổ để đưa bé ra, tránh các nguy cơ tới sức khỏe.

Meo Meo năm nay 9 tuổi. Tuy lớn lên lanh lợi, nhưng lúc nhỏ, phổi và đường ruột của Meo Meo không tốt, cơ địa dễ dị ứng, không khỏe mạnh như anh Tê Giác và em Hippo.

Hành trình tự mình chăm sóc Meo Meo những năm đầu đời cũng đầy đáng nhớ với chị Thanh Thảo. Chị không quên lần bé bị sặc sữa, tím cả người. Dù rất hoảng loạn nhưng chị Thảo vẫn nhớ đến phương pháp sơ cứu đã học trước đó, liền dốc ngược cho bé nằm trên tay và vỗ vào phần lưng. Sau 3-4 lần vỗ, bé khóc ré lên và hồng hào trở lại, chị cũng khóc òa theo con.

"Các mẹ cần cẩn thận khi chăm sóc trẻ nhỏ, đặc biệt các bé sinh mổ thể trạng sẽ hơi khác so với bé sinh thường nên mình càng nên lưu tâm hơn", chị nói.

Và sau tình huống đó, chị để ý kỹ hơn trong việc cho bé ăn hoặc chăm sóc bé. Chị biết đường ruột bé kém hơn nên khi cho ăn hoặc cho bú cũng chia nhỏ cữ hoặc sẽ giảm lượng sữa nếu bé bị trớ sữa sau khi ăn. "Nếu các mẹ gặp tình huống tương tự có thể tham khảo cách Thảo thực hiện hoặc nên hỏi bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể", Thanh Thảo cho biết.

Từ giai đoạn bắt đầu ăn dặm, ngoài các bữa chính, chị cho con ăn bổ sung trái cây trong các bữa phụ nhằm giảm táo bón. bà xã hoàng bách cũng cố gắng ăn uống đầy đủ, giữ tâm lý thoải mái, tránh việc căng thẳng để duy trì sữa mẹ nhiều nhất có thể.

Gia đình hạnh phúc của hoàng bách - thanh thảo. ảnh: fbnv.

Trẻ sinh mổ dễ thiệt thòi về hệ miễn dịch, tiêu hóa

Những kỷ niệm về quá trình chăm sóc bé meo meo được cựu siêu mẫu thanh thảo chia sẻ trong buổi tọa đàm "dinh dưỡng cho trẻ sinh mổ" diễn ra vào ngày 16/4 trên vnexpress. câu chuyện của vợ hoàng bách nhận được nhiều đồng cảm từ các bác sĩ tham gia chương trình cùng nhiều độc giả. bác sĩ chuyên khoa ii nguyễn bá mỹ nhi - nguyên phó giám đốc bệnh viện từ dũ, giám đốc trung tâm sản phụ khoa bệnh viện đa khoa tâm anh có nhiều lý giải nguyên nhân bé sinh mổ thường gặp hai thiệt thòi lớn về hệ vi sinh đường ruột và hệ miễn dịch.

Bác sĩ mỹ nhi cho biết, trẻ sinh thường khi đi qua ống dẫn sinh, sẽ được tiếp xúc và thừa hưởng lượng lớn lợi khuẩn từ mẹ, từ đó hình thành nên hệ vi sinh đường ruột phong phú, cân bằng, hoàn thiện hệ miễn dịch. trẻ sinh mổ không trải qua sự tiếp xúc này, nên hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, phải tốn nhiều thời gian hơn để tạo ra hệ vi sinh đường ruột hoàn thiện. do vậy, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, khiến bé sinh mổ thường gặp các bệnh như viêm nhiễm đường hô hấp, tiêu hóa, chàm sữa, viêm da dị ứng...

Tuy vậy tỷ lệ sinh mổ ngày càng tăng cao, vì các nguyên nhân từ mẹ (cơ thể không phù hợp đẻ thường: khung chậu bất thường, nhau tiền đạo, mắc bệnh mạn tính...) lẫn thai nhi (suy thai, thai to, đa thai, ngôi ngược). Thậm chí, nhiều mẹ đang sinh thường bất ngờ gặp sự cố chuyển dạ kéo dài, sa dây rốn... cũng bắt buộc phải mổ can thiệp.

Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi trấn an các mẹ sinh mổ không nên lo lắng, bé vẫn có sức đề kháng tốt, khoẻ mạnh bình thường nếu chăm sóc đúng cách. Ảnh: Quỳnh Trần.

Trong trường hợp bắt buộc phải sinh mổ như trên, bác sĩ Đào Thị Yến Thủy - Trưởng khoa dinh dưỡng tiết chế Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tư vấn phụ huynh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp hệ vi sinh đường ruột cân bằng, từ đó tăng cường miễn dịch. Cụ thể, các mẹ cần bù đắp bằng nguồn lợi khuẩn dồi dào từ sữa mẹ càng sớm càng tốt

Probiotic là lợi khuẩn giúp trẻ phát triển hệ vi sinh đường ruột. có nhiều chủng probiotic, trong đó riêng nhóm bifidobacterium được nhắc nhiều nhất vì đây chính là loại vi khuẩn được tìm thấy nhiều trong sữa mẹ và rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh. prebiotic là chất xơ và cũng là thức ăn nuôi lợi khuẩn. có nhiều nghiên cứu về hệ chất xơ prebiotic scgos/lcfos với kết quả chứng minh giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng, cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa, giúp phân mềm hơn.

Gần đây, viện nghiên cứu danone nutricia đã nghiên cứu và chứng minh lâm sàng công thức synbiotic kết hợp giữa probiotic và prebiotic theo tỷ lệ cân đối, giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng miễn dịch hơn 70% và cải thiện hệ tiêu hóa hơn 50%.

Bên cạnh đó, bác sĩ Thủy cũng hướng dẫn, từ 6 tháng, mẹ có thể cho bé ăn dặm với bột, sau đó là cháo, bữa ăn đầy đủ 4 nhóm: bột đường, đạm, rau, dầu ăn. Khi trẻ mọc đủ 20 răng thì bắt đầu cho trẻ ăn cơm, tránh nguy cơ suy dinh dưỡng. Trẻ dưới 1 tuổi cần 2/3 nhu cầu năng lượng trong ngày từ sữa, giảm dần khi trẻ lớn hơn, tuy nhiên cần đạt mức tối thiểu là 600 ml cho trẻ trong một ngày.

Bác sĩ đào thị yến thủy trao đổi về cách xây dựng thực đơn hợp lý cho trẻ sinh mổ với bác sĩ nguyễn bá mỹ nhi tại buổi tọa đàm. ảnh: quỳnh trần.

Sau buổi toạ đàm, bà xã hoàng bách nói: "có rất nhiều thông tin hữu ích với tôi, đặc biệt là về công thức synbiotic, bởi vì bé meo meo có hệ tiêu hóa yếu nên tiêu chí quan trọng hàng đầu của thanh thảo khi xây dựng thực đơn cho con là bổ sung lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó tăng cường hệ miễn dịch cho bé".

Minh Tú

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/vo-hoang-bach-chia-se-kinh-nghiem-cham-con-sinh-mo-4266686.html)

Tin cùng nội dung

  • Củ đậu là nguyên liệu chế biến những món ăn vừa mát, vừa ngon. Bên cạnh đó bạn sẽ bất ngờ khi biết củ đậu cũng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Măng tây thường được sử dụng như một món ăn đơn thuần nhưng có hàm lưỡng dinh dưỡng cao và và có nhiều dược tính. Vậy măng tây có lợi như thế nào đối với sức khỏe của con người.
  • Trẻ không thích ăn rau là nỗi băn khoăn của rất nhiều ông bố bà mẹ, trong khi đây là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin… rất tốt cho cơ thể.
  • Các nhà khoa học ĐH Florida (Mỹ) vừa cho biết khả năng hoạt động của hệ miễn dịch được tăng cường ở những người thường xuyên dùng nấm hương.
  • (Mangyte) - Hệ thống miễn dịch bao gồm các cơ quan nội tạng, protein, mô và các tế bào cùng hoạt động để loại bỏ vi khuẩn có hại cho cơ thể.
  • Hệ miễn dịch là hệ thống bảo vệ tự nhiên của con người, cơ quan phòng thủ cuối cùng của mỗi người, nhằm chống lại sự xâm nhập của bệnh tật. Nếu không có hệ miễn dịch, con người dễ dàng bị các loại virus, vi khuẩn và ô nhiễm môi trường tấn công.
  • Thông thường, trẻ sơ sinh thường rụng rốn khi được 5 đến 7 ngày tuổi. Nếu chăm sóc rốn không tốt, có thể gây nhiễm trùng rốn.
  • Hệ miễn dịch đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe con người, bảo vệ cơ thể hạn chế các vi khuẩn, vi rut gây bệnh …
  • Trong bộn bề của cuộc sống, con người thường bị cuốn vào những guồng quay của công việc, bận rộn của cuộc sống, họ thường quên đi mình phải “sống” như thế nào, tận hưởng ra sao…. Nhiều khi nó trở thành một căn bệnh trong tâm hồn mỗi người.
  • Người phụ nữ sinh nở như sự khai hoa nở nhụy. Điều này nói lên việc sinh con bằng cách thông thường qua đường *m đ*o là quá trình S*nh l* bình thường của người phụ nữ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY