Tâm sự hôm nay

Vợ nhờ làm việc nhà, chồng nói thẳng muốn được cung phụng thì ở giá với bố mẹ khiến dân mạng nổi giận

Anh chồng đang hứng chịu nhiều gạch đá của dân mạng.

Câu chuyện xảy ra khi hai vợ chồng anh này mâu thuẫn trong việc phân chia công việc gia đình. trong khi vợ muốn chồng san sẻ việc nhà thì anh chồng lại tỏ ra khó chịu, cho rằng chuyện nội trợ, chăm sóc nhà cửa là của riêng phụ nữ.

Căng thẳng hơn khi anh này lên mạng đăng đàn "nhắn nhủ" vợ bằng những lời lẽ gắt gỏng và gia trưởng.

"Bài viết này mình muốn nhắn gửi đến vợ mình, vì thấy vợ cũng hay đọc bài trên trang này, cũng như xin phép được gửi tới toàn thể các chị em theo dõi trang, mong sau khi đọc xong, các bạn sẽ có một cái nhìn thực tế và bớt sống mơ mộng đi. Mình sinh năm 1994 còn vợ 1995, hai đứa kết hôn cũng mới được hơn 2 tháng.

Từ lúc cưới cho đến giờ, việc nội trợ, bếp núc, dọn dẹp nhà cửa từ a đến z tất cả vẫn đều do vợ đảm nhiệm, chưa từng thấy phàn nàn hay kêu ca gì. Ấy vậy mà mấy bữa gần đây, chả hiểu đọc được cái bài khoe chồng của cô nào trên facebook mà tự dưng tag mình vào bắt đọc rồi than thở "đúng là chồng người ta có khác thế nọ thế kia...". 

Xong từ bữa đấy cứ đi làm về là lại lôi mình vào bếp bắt phải phụ giúp nấu nướng, dọn dẹp. Điên tiết mình mới làm ầm lên, thế là hai vợ chồng chiến tranh lạnh từ hôm ấy đến nay, không ai nói với ai câu nào.

Thân gửi tới vợ mình cũng như toàn thể các chị em ở đây, một khi các bạn đã xác định cưới chồng rồi thì cũng nên tự hiểu rằng cuộc sống không có màu hồng giống như mấy câu chuyện viển vông hay mấy bộ phim tình cảm vớ vẩn mà các bạn vẫn thường xem đâu. 

Nói thẳng nhé, việc nội trợ bếp núc vốn dĩ là chuyện của phụ nữ, thế nên đừng có bao giờ ca thán hay có cái tư tưởng chồng bạn sẽ làm thay cho bạn việc đó cả. Xin thưa là chuyện đó chẳng bao giờ có đâu, mà kể cả có thật đi chăng nữa thì nó cũng hiếm lắm, cả cái đất nước này liệu nổi mấy người.

Các bạn bảo rằng thời nay bình đẳng giới, đàn ông hay đàn bà thì cũng đều phải ăn uống, đều phải có trách nhiệm làm việc nhà đúng không? vậy thì xin thưa tại sao những lúc đi ăn uống vẫn thường để đàn ông chúng tôi phải trả tiền, tại sao lúc nào cũng coi đàn ông là trụ cột chính, là cái máy kiếm tiền của gia đình, và còn cả cái lí thuyết vô cùng vô lý "tiền của anh là tiền của em nhưng tiền của em thì vẫn là tiền của em". 

Đó, vậy thì công bằng, vậy thì bình đẳng giới ở đâu hả các bạn? Nói chung tất cả cũng chỉ là cái lí thuyết xuông trên sách vở, giấy báo thôi còn thực tế ấy, trách nhiệm của đàn ông chúng tôi vẫn là ra ngoài kiếm tiền, còn phụ nữ là phải biết lăn xả vào bếp núc. 

Thế nên bớt bớt cái kiểu than vãn này nọ rồi đòi chồng mình phải giống thằng nọ, phải như thằng kia. Một khi đã xác định lấy chồng rồi thì cũng nên xác định luôn là sẽ sống chung thân với chuyện nội trợ bếp núc đi nhé! 

Còn muốn được làm công chúa, được cung phụng hầu hạ ấy mà, thì tốt nhất nên ở giá với bố mẹ cả đời và đọc truyện cổ tích, ngôn tình để mà được thoả sức bay bổng lãng mạn. sống thực tế lên và bớt ảo tưởng dần đi là vừa các bạn nữ ạ.

Thân ái gửi tới cô vợ của tôi lẫn những con người còn ảo tưởng về hình ảnh "chồng người ta" trong truyền thuyết!".

Tâm sự của anh chồng khiến dân mạng "dậy sóng". nhiều người gay gắt phản đối suy nghĩ cổ hủ và định kiến của anh này. số khác bày tỏ thương cảm với cô vợ bị chồng áp đặt.

"Bếp núc vốn là chuyện của phụ nữ - thời đại nào rồi còn có những suy nghĩ lệch lạc như vậy! Sinh năm 1994 mà như sinh năm 1949. Anh nói tôi thấy nực cười lắm. Có yêu vợ không mà nói những lời gây xót xa như vậy? Yêu thương nhau thực sự thì việc gì cũng chung tay làm được hết", ai khoản Hiền Trần bức xúc.

"nếu anh nào chưa sẵn sàng phụ giúp vợ việc nhà thì tốt nhất đừng lấy vợ. chứ lấy vợ về mà coi người ta như người giúp việc thì chỉ khổ thêm cho cả 2 mà thôi. chưa kể, việc nội trợ, chăm con cũng vất vả không kém gì các anh trên thương trường đâu", một dân mạng khác viết.

"Ai cũng đi kiếm tiền mà chồng về được rảnh tay còn vợ cuống cuồng bếp núc, chăm con. Thế thì ai thiệt hơn? Có thể đàn ông không giỏi nội trợ nhưng phụ giúp những việc vặt thì hoàn toàn có thể mà. Nhờ có chồng giúp đỡ, chị em cũng vui vẻ vun vén cho tổ ấm hơn. Vậy tội gì mà so đo những chuyện không đáng", tài khoản Thanh Lê bình luận.

Theo Duy Nam/ Tổ Quốc

http://nhipsongviet.toquoc.vn/vo-nho-lam-viec-nha-chong-noi-thang-muon-duoc-cung-phung-thi-o-gia-voi-bo-me-khien-dan-mang-noi-gian-820201473517973.htm

Theo Tổ Quốc

Link bài gốc

Copy link

http://nhipsongviet.toquoc.vn/vo-nho-lam-viec-nha-chong-noi-thang-muon-duoc-cung-phung-thi-o-gia-voi-bo-me-khien-dan-mang-noi-gian-820201473517973.htm

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/tam-su-gia-dinh-38/vo-nho-lam-viec-nha-chong-noi-thang-muon-duoc-cung-phung-thi-o-gia-voi-bo-me-khien-dan-mang-noi-gian-361281)

Tin cùng nội dung

  • Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, nếu bạn cứ tiếp tục ngồi tại bàn làm việc ăn trưa thì trọng lượng cơ thể bạn sẽ tăng lên vù vù.
  • Đặt các chậu cảnh trong công sở có lợi cho sức khỏe của bạn, một nghiên cứu mới vừa khẳng định điều đó.
  • 67% nhân viên văn phòng làm việc hơn 11 giờ/ngày có nguy cơ mắc bệnh tim mạch so với người làm việc từ 9:00 - 17:00 giờ.
  • Người làm việc theo ca dễ bị chu kỳ kinh nguyệt quá ngắn hoặc quá dài, việc sản sinh hormone và huyết áp thay đổi.
  • Cách giảm stress khi đang ngồi làm việc giúp bạn bớt mệt mỏi. Loại bỏ căng thẳng sẽ giúp bạn khỏe mạnh và làm việc hiệu quả hơn.
  • Theo Viện nghiên cứu về căng thẳng của Mỹ, 8 trên 10 người Mỹ chịu đựng những căng thẳng liên quan đến công việc.
  • Chào Mangyte, xin cho em được hỏi các bệnh viện và trung tâm y tế trên địa bàn TPHCM làm việc trở lại từ ngày bao nhiêu vậy? Vui lòng cho tôi địa chỉ và SĐT của một số bệnh viện để tôi tiện liên lạc ạ. Xin cảm ơn BS. (Kim Thoa - TPHCM),
  • Sự nhút nhát về lâu dài có thể tước đi nhiều cơ hội trong cuộc sống của trẻ. Trẻ rụt rè có nguy cơ trở thành những người lớn nhút nhát nếu không được khắc phục sớm. Bố mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ điều chỉnh và vượt qua tính nhút nhát. Còn nếu sự nhút nhát của trẻ kéo dài và trầm trọng sẽ phải cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY