Ẩm thực hôm nay

Vội vàng đi ăn những món ăn vặt ngon nhất ngay khi hết cách ly xã hội

Sau khi hết cách ly xã hội, nhiều tín đồ ăn vặt xứ Huế vội vàng kéo nhau đi ăn vặt để thỏa cơn thèm.

Ngoài ba bữa ăn chính, người Huế có bữa lỡ buổi chiều, điều đó góp phần giải thích tại sao Huế có cả thế giới Cay nồng ốc Huế

Nói đến Ốc thường nấu khá cay, vị cay từ ớt, gừng, sả và ăn kèm nước mắm gừng cùng dưa leo, vả, rau sống. Ốc được nấu khá thấm, vừa ăn vừa hít hà. Khi ăn húp thêm nước ốc thì khỏi nói, ngọt lịm và cay xè.

Hai nơi nổi tiếng có quán ốc ngon là Trường An và cầu vượt Thủy Dương. Bởi vậy dân gian mới có câu “Muốn ăn ốc hút sang cồn. Muốn ăn ốc hút lên phường Trường An”.

Biến tấu của bún

Ngoài bún bò và bún hến là hai món ăn nổi tiếng của Huế thì người Huế có rất nhiều món bún khác ngon không kém như bún mắm nêm, bún thịt nướng, bún nghệ, bún trộn, bún chay.

Món bún dễ gây nghiện nhất là bún mắm nêm. Mê món này chủ yếu là do mắm nêm. Mắm được pha chế với chanh, ớt, tỏi và gia vị. Theo bí quyết riêng mà các quán có vị đặc trưng để thu hút khách. Bún ăn kèm thịt, rau sống, dưa giá và chan thêm mắm nêm. Thịt là loại thịt đầu, ngoài ra có nem chả và bê thui.

Quán bún mắm nêm thường có thêm bún thịt nướng. Tương tự như bún mắm nêm, bún thịt nướng chỉ khác là ăn cùng thịt nướng và nước chan là nước lèo. Thịt nướng phải là thịt ba chỉ với tỉ lệ mỡ, nạc vừa phải thì mới ngon. Những miếng thịt ba chỉ tẩm ướp ướp gia vị cùng hành, mè…

Nước lèo là sự kết hợp của các thành phần chính gồm đậu phộng, gan, thịt heo… được xay nhuyễn và cho gia vị vào nấu chín sẽ đặc và sóng sánh vị béo và bùi.

Nói đến bún thì không thể không nhắc bún nghệ. Trong khi các loại bún khác được ăn liền thì bún nghệ là loại bún được nấu nóng cùng với nghệ và gia vị. Lòng heo được nấu thấm thía sau đó trộn vào bún.

Đặc trưng món này là thường ăn kèm rau răm để tăng hương vị. Muốn ăn món này không khó, ngoài một số hàng quán thì bún nghệ ở các chợ khá ngon như chợ Tây Lộc, An Cựu, Đông Ba. Bún thường được các o, các mệ nấu bán đã vài chục năm, bình dị nhưng hương vị rất đặc biệt.

Thế giới chè Huế

Chè Huế thường gắn với những cái tên khá đặc trưng như chè hẻm, chè Thượng Tứ, chè Cung Đình, chè chùa, chè phường… bởi vị trí của quán. Đặc trưng của chè Huế chính là sự đa dạng của nó.

Chè Huế không dưới 20 loại chè như chè chuối, chè trôi nước, chè kê, chè khoai sọ, chè đậu ván, chè bột lọc, chè đậu xanh, chè đậu đỏ, chè thập cẩm, chè khoai môn, chè hạt sen, chè hạt lựu, chè môn sáp vàng, chè dứa xanh khoai môn, chè đậu xanh đánh…

Trong đó có nhiều loại đặc biệt như chè bột lọc bọc thịt quay, chè khoai tía, chè đậu ngự, chè sen… Nhìn xe chè Huế rất dễ kích thích bởi màu sắc đủ loại. Với những ai hảo ngọt thì chè Huế là món ghiền. Mùa hè được thưởng thức ly chè mát lạnh thì không gì tuyệt bằng.

Bèo, nậm, lọc, bộ ba ăn vặt khó quên

Ba loại bánh này thường đi cùng nhau, là món ăn lỡ chiều yêu thích của trẻ em đến người già và các bạn trẻ.

Bánh bèo chén ấn tượng bởi hình thức khá bắt mắt. Những chiếc bánh bèo bằng bột gạo trắng trẻo nằm gọn gàng trong từng chiếc chén nhỏ xíu, phía trên thêm ít tôm chấy, tóp mỡ. Khi ăn chan nước mắm ngọt và lát ớt xanh thì tuyệt ngon.

Bánh nậm và bánh lọc thì được gói bằng lá dong hoặc lá chuối. Nếu như bánh nậm làm bằng bột gạo thì bánh lọc lại làm bằng bột lọc như tên gọi của nó. Bánh nậm làm bằng nhân tôm thịt, nấm mèo bằm nhuyễn và gói hấp vừa tới thơm ngon. Bánh lọc thì khá hấp dẫn bởi sựu trắng trong xuyên thấu, nhân tôm thịt được rim vàng rộm bên trong. Mỗi bánh mỗi kiểu ngon khác nhau được nhiều người yêu thích.

Là đặc sản xứ Huế nên có khá nhiều hàng quán bán loại bánh này. Những quán có tiếng và thu hút khá nhiều khách như quán bên hông Cung An Định đường Nguyễn Huệ, quán Hàng Me ở đường Võ Thị Sáu, quán Bà Đỏ ở Nguyễn Bỉnh Khiêm…

 Bánh canh cá lóc

Thật thiếu sót nếu không nhắc đến bánh canh cá lóc xứ Huế. Bánh canh được nấu rất riêng. Bột được xắt thả vào nồi nước nóng từng tô một nên sợi bột rất dai và săn. Cá lóc róc xương được nêm nếm gia vị riêng ở nồi khác. Món này ăn nóng mới ngon nên mua về sẽ không giữ được hương vị.

Nơi nổi tiếng của món này là Thủy Dương, khu vực gần cầu vượt Thủy Dương, nên có luôn tên là bánh canh Thủy Dương.

Ngoài ra còn rất nhiều quán khác, đặc biệt là khu vực cầu An Cựu. Bánh canh cá lóc ở đây có thêm tương ớt tóp mỡ rất đậm đà.

Ngoài những món trên, thế giới ăn vặt Huế còn rất nhiều món ngon như nem lụi, đậu hũ, bánh ram ít, bánh lọc trần, bún giấm ruốc, bánh canh Nam Phổ… cũng khiến nhiền người mê mẩn.

Bánh ép hấp dẫn

Gọi là bánh ép sinh viên vì món này thu hút đông đảo học sinh, sinh viên, hội tụ đủ các yếu tố: ngon, bổ, rẻ. Bánh ép được làm từ bột lọc và nhân. Nhân khá đa dạng với trứng, thịt, ba tê, bò khô, hành lá…

Bánh được làm chín bằng cách ép hai miếng nhôm với nhau trên bếp than. Bánh được ăn kém với rau răm, chua ngọt và dưa leo. Nước mắm được pha sẵn hoặc khách có thể tự mình pha chế tùy thích. Nhiều quán biến tấu nước chấm với mắm nêm gây lạ miệng khá thu hút khách.

Khá dễ dàng để tìm một quán bánh ép ven đường trên phố Huế. Trong đó, một số quán thu hút nhiều bạn trẻ phải kể đến quán Huệ ở cuối đường Lê Ngô Cát, quán Gia Di ở đường Bà Triệu, quán dì Mai ở đường Duy Tân, bánh ép mụ Kiều ở thị trấn Thuận An hay nhiều quán tập trung ở đường Nhật Lệ, Nguyễn Du…

 

Mạng Y Tế
Nguồn: Thanh niên (https://thanhnien.vn/doi-song/voi-vang-di-an-nhung-mon-an-vat-ngon-nhat-ngay-khi-het-cach-ly-xa-hoi-1216125.html)

Tin cùng nội dung

  • Sự tiến bộ của y học hiện nay, cả tây y và đông y, có thể giúp các đôi vợ chồng tăng khả năng thụ thai.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.