Tình trạng thiếu thuốc không phải là mới, bao nhiêu năm đều có tình trạng này nhưng xảy ra ít, nhỏ lẻ. Lần này, việc thiếu thuốc xảy ra nghiêm trọng nhất vì diễn ra trên cả hệ thống trong cả nước.
Theo ts, bs nguyễn công hựu, giám đốc bệnh viện e (hà nội), quá trình mua sắm thuốc cần đấu thầu mất 4-5 tháng. các kế hoạch mua sắm phải duyệt hồ sơ và lựa chọn đơn vị trúng thầu. tuy nhiên, những đơn vị trúng thầu đôi khi cũng không có hàng cung cấp cho bệnh viện. quy trình làm thầu chậm có nhiều lý do.
Nếu trước đây, khi thiếu hụt thuốc, các bệnh viện có thể vay đơn vị cung cấp, mượn trước rồi làm hồ sơ trả sau. nhưng hiện tại việc này không thể linh động như trước.
Theo giám đốc bệnh viện e, không phải bệnh viện sợ sai không dám đấu thầu như dư luận vẫn suy nghĩ. trong điều kiện hiện nay, bệnh viện vẫn đang thực hiện đấu thầu để khắc phục tình trạng thiếu thuốc này. đấu thầu đã xong nhưng cũng chưa dám chắc không thiếu thuốc.
“có sản phẩm chỉ có một nhà cung cấp nhưng nhà cung cấp vì đại dịch sản xuất không kịp, phân phối không kịp thì cũng không thể chắc chắn người bệnh sẽ có thuốc. tất cả các thủ tục hành chính bệnh viện cố gắng đẩy nhanh, nhưng vẫn có điều kiện khách quan không thể triển khai được”, bác sĩ hựu nói.
Trong tình thế khó khăn này, nhiều nhân viên y tế làm việc trực tiếp với người bệnh cũng nghe những lời phàn nàn, trách móc, xung đột, thậm chí có thể xảy ra bạo hành. bác sĩ hựu cho rằng, bệnh viện không né tránh và ông mong nếu có những thuốc không thể có thì bệnh nhân cũng nên chia sẻ.
Thí dụ, một đơn thuốc có 3 loại thuốc thì 2 thuốc bệnh nhân phải ra ngoài mua. nếu tính toán giá thuốc đó thì bản thân bệnh viện cũng bị ảnh hưởng vì hiện nay khi bệnh viện đã tự chủ, chăm sóc bệnh nhân không tốt, bệnh nhân sẽ bỏ bệnh viện. bệnh viện đang cố gắng làm sao giảm thiểu tối đa việc thiếu thuốc.
Theo ts nguyễn huy quang, nguyên vụ trưởng vụ pháp chế, bộ y tế, hiện nay ngành y tế vướng mắc ở một số khía cạnh liên quan đến quy định của pháp luật hiện hành như giá tham gia mời thầu phải bằng hoặc thấp hơn giá đã trúng thầu của 12 tháng trước đây.
“Với quy định này thì khó thực hiện vì thuốc hiện nay tính theo giá cũ chưa tính lạm phát và các khía cạnh liên quan đến chuỗi cung ứng khi nhập khẩu thuốc do ảnh hưởng của Covid-19, như vận chuyển, bảo quản... khiến giá thuốc bị nâng lên. Từ đó khó đưa ra giá nào hợp lý.
Nếu đưa ra giá như vậy thì không doanh nghiệp nào có đủ thuốc theo giá đó, nếu có mời thầu thì cũng thì khó thực hiện được. Trên thực tế, khó có doanh nghiệp có thuốc, vật tư tiêu hao với giá như vậy. Đây là điểm chốt mà chúng ta cần lưu ý trong đấu thầu”, ông Quang nói.
Với trang thiết bị y tế còn khó hơn, vì cùng một loại máy đấy nhưng cấu hình khác, tính năng kỹ thuật khác, uy tín, bí quyết của hãng khác nhau là giá đã khác nhau.
Thuốc được chia thành 5 nhóm để đấu thầu, nhưng vật tư tiêu hao, trang thiết bị y tế chưa phân nhóm cụ thể, chưa tính yếu tố về hãng sản xuất, uy tín của các hãng khác nhau thì giá khác nhau nên chưa bảo đảm được cạnh tranh. Điều này cũng làm cản trở việc thực hiện đấu thầu.
Ông Quang nhấn mạnh: “Một điểm cần lưu ý, trong đấu thầu hàng hóa dịch vụ thông thường rẻ hơn là tốt, nhưng điều này không đúng với thuốc chữa bệnh, vật tư tiêu hao. Nếu cứ lấy thuốc, vật tư ở giá thấp thì chất lượng không bảo đảm, làm quá trình chẩn đoán khám chữa bệnh giảm, ảnh hưởng chất lượng khám chữa bệnh và người bệnh chịu thiệt”.
Vướng mắc nữa là việc doanh nghiệp tự kê khai giá, tự công bố giá nhưng cơ chế kiểm soát thì chưa rõ ràng. Có doanh nghiệp kê khai giá để đấu thầu, có doanh nghiệp kê khai nhưng không tham gia đấu thầu mà báo giá tụt đi để cạnh tranh. Điều này cũng gây khó khăn cho công tác đấu thầu.
Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc cung ứng thuốc bảo hiểm y tế chậm trễ. trong đó, nguyên nhân tiếp theo là vấn đề dự báo kế hoạch sử dụng thuốc, vật tư, trang thiết bị (số lượng, chủng loại…) của bệnh viện nhiều khi không sát được với thực tế.
Bên cạnh đó, ngành y tế tập trung toàn bộ nhân lực, vật lực cho công tác phòng chống dịch Covid-19, làm xao nhãng công tác đấu thầu, tập trung toàn bộ cho chống dịch nên công tác đấu thầu tập trung không làm được. Việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu làm xảy ra hiện tượng khan hiếm thuốc, thừa thuốc nếu không sử dụng đến.
Và nguyên nhân nữa cũng khá quan trọng là thời gian qua có nhiều vụ việc bị khởi tố, truy tố, xét xử liên quan đến đấu thầu dẫn đến tâm lý lo ngại các quy định về pháp luật, đấu thầu chưa rõ thì mình có bị sao không.
Theo ông quang, hiện nay một vướng mắc rất quan trọng là các bệnh viện thiếu đội ngũ chuyên nghiệp làm đấu thầu, có kinh nghiệm trong xây dựng hồ sơ mời thấu, đấu thầu, hiểu biết về trang thiết bị, thuốc, vật tư. một số cán bộ đã bị bắt, một số cán bộ lo sợ không làm việc nữa mà chuyển sang công việc khác an toàn hơn. các khó khăn này dẫn tới tình trạng đình trệ trong đấu thầu thuốc thời gian qua.
Do đó, ông quang cho rằng, để giải quyết các tồn tại chúng ta cần có đánh giá tổng thể về thực trạng công tác đấu thầu, trong đó có sự phân biệt khác nhau giữa đấu thầu thuốc, vật tư tiêu hao và trang thiết bị y tế, để từ đó tìm ra nguyên nhân vì sao bây giờ doanh nghiệp không tham gia đấu thầu; những vướng mắc về thể chế, về quá trình tổ chức thực thi; cùng các nguyên nhân khách quan, chủ quan...
Từ đó, nếu quy định vướng ở các luật thuộc thẩm quyền của Quốc hội thì phải trình Quốc hội để ra nghị quyết để giải quyết. Vướng ở Chính phủ thì chúng ta phải trình Chính phủ để giải quyết. Vướng ở liên tịch giữa Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư thì chúng ta phải cùng các Bộ đó giải quyết. Vướng ở các văn bản luật thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế thì Bộ đứng ra giải quyết.
Có như vậy, chúng ta mới từng bước tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc để công tác đấu thầu từng bước lập lại trật tự bình thường, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của người dân.