Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

WHO chính thức phát hành tài liệu “Xử trí lâm sàng COVID-19”

(MangYTe) - Ngày 27/05/2020, lần đầu tiên WHO đã chính thức phát hành tài liệu “Xử trí lâm sàng COVID-19” (Clinical management of COVID-19). Đây là tài liệu hướng dẫn dựa trên các chứng cứ khoa học về công tác điều trị và chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19, tài liệu này rất cần được phổ biến rộng rãi tại tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn thế giới.

Theo đó, hướng dẫn này đã được mở rộng đáng kể nhằm đáp ứng nhu cầu của các bác sĩ lâm sàng tại các tuyến đầu tham gia chăm sóc bệnh nhân mắc covid-19 không ngoài mục đích đảm bảo chất lượng chăm sóc.

Tài liệu được thiết kế dựa trên các ưu tiên mang tầm chiến lược của công tác phòng chống dịch covid-19 và dành cho các bác sĩ lâm sàng liên quan trực tiếp đến công tác chăm sóc bệnh nhân nghi mắc hoặc xác định mắc covid-19. qua đây đã giúp tăng cường công tác quản lý lâm sàng tại các tuyến trực tiếp chăm sóc bệnh nhân. nhất là nhóm dễ bị tổn thương như bệnh nhân nhi, người cao tuổi và phụ nữ mang thai, được nhấn mạnh trong suốt tài liệu hướng dẫn.

Các nội dung sau đây trong tài liệu hướng dẫn là hoàn toàn mới: con đường chăm sóc covid-19 (covid-19 care pathway); điều trị các bệnh nhiễm trùng cấp tính và mạn tính; xử trí các biểu hiện thần kinh và tâm thần, các bệnh không lây nhiễm; phục hồi chức năng; chăm sóc giảm nhẹ; các nguyên tắc đạo đức; báo cáo Tu vong.

Nội dung chính gồm: Ngưng các biện pháp phòng ngừa lây truyền (bao gồm cách ly) và giải phóng người bệnh khỏi con đường chăm sóc COVID-19: Đối với bệnh nhân có triệu chứng: 10 ngày sau khi khởi phát triệu chứng, cộng thêm ít nhất 3 ngày không có triệu chứng (không có sốt và triệu chứng hô hấp). Đối với bệnh nhân không có triệu chứng: 10 ngày sau khi có kết quả dương tính.

điều trị nhiễm trùng cấp tính phối hợp: đối với các trường hợp nghi mắc hoặc xác định mắc covid-19 nhẹ, không có chỉ định sử dụng kháng sinh hoặc điều trị dự phòng. đối với các trường hợp nghi mắc hoặc xác định mắc covid-19 trung bình, không kê đơn Thu*c kháng sinh trừ khi lâm sàng có nghi ngờ nhiễm trùng do vi khuẩn.

Phòng ngừa các biến chứng: ở bệnh nhân (người lớn và vị thành niên) nhập viện vì covid-19, sử dụng Thu*c điều trị dự phòng, như heparin trọng lượng phân tử thấp (như enoxaparin), theo các chuẩn tại địa phương và quốc tế, để ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch, khi không có chống chỉ định. đối với trường hợp có chống chỉ định, sử dụng dự phòng cơ học (thiết bị nén khí không liên tục).

Các khuyến nghị quan trọng trước đây vẫn còn giữ nguyên: Thu*c kháng vi rút, Thu*c điều hòa miễn dịch và các liệu pháp bổ trợ khác: who khuyến cáo các loại Thu*c được liệt kê trong nhóm này không được dùng dưới dạng điều trị hoặc dự phòng cho covid-19, ngoài trừ sử dụng trong bối cảnh thử nghiệm lâm sàng.

corticosteroid: who khuyến cáo không nên sử dụng corticosteroid toàn thân trong điều trị viêm phổi do vi rút.

Ngoài những hướng dẫn mới, tài liệu “clinical management of covid-19” được biên soạn dựa trên cơ sở các khuyến cáo khoa học vẫn còn giá trị từ ít nhất 7 tài liệu hướng dẫn trước đây của who, bao gồm:

PHA LÊ

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/who-chinh-thuc-phat-hanh-tai-lieu-xu-tri-lam-sang-covid-19-20200528141238644.htm)

Tin cùng nội dung

  • Hãy dùng danh sách các câu hỏi dưới đây để giúp bạn đánh giá một nơi ở thích hợp cho người cao tuổi, chẳng hạn như nhà dưỡng lão, hay nhà dành cho người cao tuổi tích cực,...
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Giúp đỡ người cao tuổi đối diện với những thay đổi lớn trong cuộc sống. Nếu bạn là người chăm sóc người cao tuổi hoặc nếu bạn dành nhiều thời gian cho người cao tuổi, hãy học cách giúp họ đối diện với sự mất mát.
  • Là một người chăm sóc bệnh nhân không phải là việc đơn giản, bài viết này giúp chúng ta hiểu được những áp lực và cách đối phó với áp lực của người chăm sóc.
  • Người chăm sóc sức khỏe là người chăm sóc cơ bản cho một người có bệnh mạn tính. Bệnh mạn tính là một căn bệnh kéo dài trong một thời gian dài hoặc không thể khỏi được
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Dịch vụ phòng ngừa là rất quan trọng cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Đó là vì nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe tăng lên khi bạn có tuổi. Bằng cách ngăn ngừa, hoặc xác định chúng ở giai đoạn sớm, bạn có nhiều khả năng sống một cuộc sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn, và thỏa mãn hơn.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY