Tin y tế hôm nay

Tin y tế

WHO xếp biến chủng mới ở Nam Phi vào nhóm đáng lo ngại

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 27/11 đặt tên biến chủng mới (B.1.1.529) ở Nam Phi là Omicron, xếp vào nhóm biến chủng đáng lo ngại (VOC).

"Biến chủng này có lượng lớn đột biến, trong đó một đột biến đáng lo ngại. Bằng chứng sơ bộ cho thấy nguy cơ tái nhiễm biến chủng này cao hơn các biến chủng khác", WHO cho biết.

Số ca nhiễm Omicron đang tăng đều ở hầu hết các tỉnh Nam Phi. Đến nay, biến chủng được ghi nhận tại Nam Phi, Botswana, Bỉ, Hong Kong và Israel.

Hiện chưa có bằng chứng cho thấy biến chủng dễ lây lan, tỷ lệ gây T* vong cao hoặc làm giảm hiệu quả của vaccine. Song Ủy ban châu Âu vẫn đề xuất các nước thành viên hạn chế đi lại với các quốc gia ở miền Nam châu Phi. Một số chuyên gia lo ngại Omicron là lý do khiến số ca nhiễm nCoV tại khu vực này tăng cao.

Theo Tulio de Oliveira, Giám đốc nền tảng giải trình tự gene KwaZulu-Natal, biến chủng mới có 50 đột biến, "một số đột biến rất bất thường". Hơn 30 đột biến nằm ở protein S, thành phần giúp nCoV bám vào tế bào người.

Vùng liên kết thụ thể (phần virus lần đầu tiếp xúc với tế bào) có 10 đột biến, lớn hơn nhiều so với hai đột biến của Delta. Omicron rất có thể đến từ một bệnh nhân suy yếu miễn dịch, không đủ khả năng tự loại bỏ virus. Giả thuyết tương tự từng được đưa ra với biến chủng Alpha.

Biến chủng cũng chứa tới hai đột biến là P681H và N679K ở vị trí phân cắt furin (vị trí giúp virus thuận lợi xâm nhập vào tế bào). Đây là lần đầu tiên giới khoa học ghi nhận hai đột biến này trong biến chủng duy nhất.

Người dân đeo khẩu trang phòng Covid-19 tại thành phố Parys, Nam Phi, ngày 26/11. Ảnh: EPA

Dù vậy, nhiều nhà dịch tễ học kêu gọi cộng đồng bình tĩnh, lưu ý rằng một số biến chủng có vẻ nguy hiểm đã xuất hiện và biến mất trong những tháng gần đây.

Sharon Peacock, giáo sư về sức khỏe cộng đồng và vi sinh tại Đại học Cambridge, nhận định: "Có hai cách tiếp cận trong tương lai: chờ đợi thêm bằng chứng khoa học hoặc hành động ngay bây giờ. Theo tôi, cách tốt nhất là chủ động đi trước virus thay vì ngồi chờ đợi".

Một biến chủng trở thành biến chủng đáng lo ngại (VOC) khi những biến đổi về bộ gene của virus mang ý nghĩa lâm sàng hoặc có những yếu tố sau: khả năng lây truyền tăng; độc lực (mức độ nghiêm trọng của bệnh) tăng; thay đổi hiệu quả vaccine (giảm hiệu quả); thay đổi hiệu quả chẩn đoán (phương pháp chẩn đoán hiện tại không còn hiệu quả)...

Hiện nhóm VOC bao gồm biến chủng Alpha, Beta, Gama, Delta. Biến chủng được quan tâm (VOI) có Lambda và Mu.

Thục Linh (Theo CNBC, NY Times)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/who-xep-bien-chung-moi-o-nam-phi-vao-nhom-dang-lo-ngai-4395193.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh, nhưng Thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên) và được gọi là dị ứng Thuốc.
  • Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Phương pháp này giúp giảm thiểu các bước xét nghiệm thủ công, từ đó giảm thiểu rủi ro sai sót, rút ngắn thời gian chẩn đoán.
  • Táo Quân cuối năm sắp đến, và một câu hỏi đang đặt ra cho tất cả chúng ta là: Táo Y tế sẽ nói gì trong một năm đầy biến động? Để cung cấp một cái nhìn khách quan, tôi xin góp vài dòng phân tích những nội dung nên và không nên châm biếm.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY