Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Xét nghiệm virus SARS-CoV-2 với toàn bộ thực phẩm đông lạnh nhập khẩu

Bộ Y tế yêu cầu các địa phương, đối với toàn bộ thực phẩm đông lạnh nhập khẩu, đặc biệt từ nước có dịch cần phải được xét nghiệm virus gây bệnh Covid-19 để tránh nguy cơ lây nhiễm.

Sáng 24/11, bộ y tế tổ chức hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng, chống dịch covid-19 trong tình hình mới.

Phát biểu tại hội nghị, gs.ts nguyễn thanh long, bộ trưởng bộ y tế cho biết, hiện nay, tình hình dịch covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. dịch bệnh đã bùng phát trở lại trong mùa đông xuân tại nhiều nơi trên thế giới. nhiều quốc gia đặc biệt tại khu vực vhâu âu đã phải tái thiết lập việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch và thực hiện giãn cách xã hội.

Tốc độ lây nhiễm covid-19 không có xu hướng chậm lại. sau khi tiến hành đánh giá về sinh học phân tử và giải trình tự gen, các nhà khoa học vẫn chưa thấy virus sars-cov-2 có điểm bất thường. hệ số lây nhiễm của dịch bệnh không tăng nhưng tốc độ lây nhiễm cao.

Cả nước đã trải qua hơn 80 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới trong cộng đồng. mặc dù vậy, các trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài dương tính với sars-cov-2 vẫn liên tục được ghi nhận trong thời gian vừa qua do đó nguy cơ dịch bệnh xuất hiện vẫn luôn thường trực đặc biệt nếu không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.

“nguy cơ lây nhiễm covid-19 từ các nước vào việt nam là rất lớn” - bộ trưởng bộ y tế nguyễn thanh long nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại Hội nghị.

Đặc biệt là vẫn có tình trạng nhập cảnh trái phép, ông Nguyễn Thanh Long nêu thực trạng: “Hôm qua (23/11), chúng ta có 5.000 người nhập cảnh và xuất cảnh. Trong đó, phía bắc phát hiện 77 trường hợp nhập cảnh trái phép. Phía Nam phát hiện 2-3 trường hợp. Điều này là thách thức rất lớn cho Việt Nam trong kiểm soát chặt đường biên”.

Chia sẻ tại hội nghị, Thiếu tướng Nguyễn Đức Mạnh, Phó Tư lệnh Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho biết, chuẩn bị tới Tết Nguyên đán nên nhu cầu thăm thân nhân của người dân khu vực biên giới rất lớn. Bên cạnh đó, đời sống của nhân dân ở vùng biên còn gặp nhiều khó khăn, thiếu việc làm, đặc biệt trong mùa nông nhàn. Vì nhu cầu mưu sinh, người dân tìm mọi cách để xuất nhập cảnh trái phép.

Đại diện Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cũng cho hay, có người Trung Quốc hết visa nhập cảnh vào Việt Nam nhưng không về nước do sợ dịch Covid-19. Những đối tượng này làm giả giấy tờ để kéo dài thời gian lưu trú tại Việt Nam hoặc lưu trú bất hợp pháp tại khách sạn, khu nhà trọ…

Tình trạng người Việt Nam nhập cảnh trái phép, trốn cách ly khi về nước cũng đang diễn biến phức tạp. Từ đầu năm tới nay, lực lượng Bộ đội Biên phòng đã được duy trì trên 6.000 chốt đường mòn, lối mở và làm thủ tục cho hơn 2,7 triệu người nhập cảnh, phát hiện hơn 20.000 trường hợp nhập cảnh trái phép vào Việt Nam...

Thiếu tướng Nguyễn Đức Mạnh, Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng.

Bên cạnh đó là sự lơ là giám sát cách ly, bộ trưởng bộ y tế bày tỏ: “đối với việc cách ly tại khách sạn, hiện nay có nhiều nơi rất chủ quan. sự phối hợp giữa các cơ quan chưa chặt chẽ. trong khi nguy cơ cao vẫn hiện hữu”.

Đồng thời, bộ trưởng bộ y tế nguyễn thanh long cũng khuyến cáo, hiện nay các cơ sở y tế gần như quay trở lại hoạt động bình thường, nhiều bệnh nhân đến cơ sở y tế nên nguy cơ lây nhiễm tại đây rất cao. vì thế, ông long đề nghị các bệnh viện chấn chỉnh công tác xét nghiệm, tăng cường sàng lọc các trường hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở để phát hiện ca nhiễm kịp thời.

Đồng thời, bộ y tế yêu cầu các địa phương, đối với toàn bộ thực phẩm đông lạnh nhập khẩu, đặc biệt từ nước có dịch cần phải được xét nghiệm virus gây bệnh covid-19 để tránh nguy cơ lây nhiễm.

Cũng trong ngày 24/11, bộ trưởng bộ y tế đã có chỉ thị về việc tăng cường thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch covid-19.

Trong đó, yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh duy trì tổ chức thực hiện nghiêm các quy trình về sàng lọc, phân loại, phân luồng; đảm bảo công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện, tuyệt đối không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện, đặc biệt tại các khoa điều trị bệnh nhân nặng; tiếp tục đảm bảo công tác quản lý chất thải, vệ sinh môi trường.

Đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tư vấn, khám, chữa bệnh; tiếp tục yêu cầu tất cả các nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà đến thăm, chăm sóc phải thực hiện cài đặt và bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế nếu sử dụng thiết bị di động thông minh; có hình thức phân luồng ưu tiên đối người đến khám, điều trị thực hiện việc cài đặt và bật ứng dụng truy vết. Mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đăng ký lịch khám, chữa bệnh, tư vấn sức khỏe, khám bệnh từ xa.

Đối với các đơn vị y tế dự phòng, bộ trưởng bộ y tế nguyễn thanh long chỉ thị thực hiện nghiêm các quy trình về quản lý nhập cảnh, kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu; yêu cầu tất cả người nhập cảnh bắt buộc phải khai báo y tế; giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh; tổ chức phân loại các trường hợp phải cách ly phù hợp theo quy định ngay tại cửa khẩu; theo dõi, cập nhật tình hình sức khỏe của người nhập cảnh hằng ngày trong thời gian cách ly, giám sát y tế. rà soát, kiểm tra chặt chẽ giấy xác nhận âm tính với sars-cov-2 đối với tất các các trường hợp là chuyên gia nhập cảnh từ nước ngoài.

Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tại cộng đồng; thực hiện khoanh vùng, cách ly kịp thời, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát trong cộng đồng; đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế trong khu vực cách ly.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/xet-nghiem-virus-sars-cov-2-voi-toan-bo-thuc-pham-dong-lanh-nhap-khau-524741.html)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY