Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Xơ phổi sau một năm khỏi Covid

Nghiên cứu từ Italy cho thấy F0 có thể gặp tình trạng xơ hóa phổi, giãn phế quản và tổn thương kính mờ một năm sau khi khỏi bệnh.

Nghiên cứu công bố trên tạp chí Respiratory Research vào tháng 3, diễn ra trên hơn 300 bệnh nhân bị viêm phổi do mắc Covid-19. Trong đó, 60 người phải thở oxy, 140 người thở máy áp lực dương (CPAP) và 90 bệnh nhân thở máy xâm nhập (IMV).

Theo các chuyên gia, biến chứng ngắn hạn xuất hiện trong khoảng ba đến 6 tháng kể từ khi khỏi bệnh, dù mức độ nghiêm trọng khác nhau. Ví dụ, một số bệnh nhân có biểu hiện suy giảm chức năng nhẹ, cũng có người khó thở khi hoạt động. Những người cần hỗ trợ oxy ở cường độ cao, phải đặt nội khí quản hoặc thở máy trong đợt nhiễm virus cấp tính dễ gặp di chứng phổi hơn.

Phim chụp X-quang và cắt lớp ở bệnh nhân cũng cho thấy biểu hiện bất thường sau một năm mắc Covid-19 như tổn thương kính mờ, mô kẽ xơ (ILA) và giãn phế quản. Cụ thể, hơn một nửa có các tổn thương kính mờ, một phần ba có các bất thường dạng lưới quan sát được trên phim chụp phổi, 44% gặp hiện tượng giãn phế quản.

Trong số 300 tình nguyện viên nghiên cứu, không ai T* vong, song 5 người cần nhập viện lại để điều trị một số tình trạng khác nhau. 70% bệnh nhân không có tiền sử hút Thu*c, khoảng 80% không có hoặc chỉ mắc một bệnh lý nền cơ bản. Tỷ lệ thuyên tắc phổi và huyết khối tĩnh mạch sâu thấp và tương đương ở các nhóm.

Ở nhóm 60 người phải thở oxy, khả năng khuếch tán CO2 thấp nhất. Những chức năng khác không có sự khác biệt giữa các nhóm. Tuy nhiên, cứ 5 bệnh nhân thì có một người đi bộ được quãng đường ngắn hơn so với trước đây.

Hình ảnh phổi bệnh nhân một năm sau khi khỏi Coivd-19. Ảnh: News Medical Life Science

Khoảng 40% bệnh nhân cho biết họ bị khó thở khi hoạt động nhiều, 34 người đi bộ chậm hoặc phải dừng lại để lấy hơi giữa chừng. Tỷ lệ khó thở ở các tình nguyện viên gia tăng trong tháng thứ 12 khỏi bệnh, nhưng không đáng kể.

Kết quả trên cho thấy xơ hóa phổi không phải hiện tượng phổ biến ở người mắc Covid-19 từng nhập viện, chỉ 1% bệnh nhân gặp biến chứng này sau 12 tháng. Hầu hết các trường hợp bị viêm phổi kẽ nhẹ, chủ yếu có tổn thương kính mờ.

Nghiên cứu mới chứng thực các báo cáo trước đây về tổn thương dai dẳng hậu Covid-19, song không giúp xác định nguồn gốc của các tổn thương đó.

Theo các chuyên gia, tuổi tác là yếu tố khiến người bệnh dễ bị di chứng Covid-19. Điều đáng chú ý, "dù di chứng chức năng nhẹ, 35% bệnh nhân vẫn báo cáo tình trạng khó thở một năm sau mắc Covid-19, tình trạng xấu đi so với lần khám định kỳ 6 tháng trước đó", nghiên cứu nêu rõ.

Thục Linh (Theo News Medical Life Science)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/xo-phoi-sau-mot-nam-khoi-covid-4444907.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh, nhưng Thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên) và được gọi là dị ứng Thuốc.
  • Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Phương pháp này giúp giảm thiểu các bước xét nghiệm thủ công, từ đó giảm thiểu rủi ro sai sót, rút ngắn thời gian chẩn đoán.
  • Táo Quân cuối năm sắp đến, và một câu hỏi đang đặt ra cho tất cả chúng ta là: Táo Y tế sẽ nói gì trong một năm đầy biến động? Để cung cấp một cái nhìn khách quan, tôi xin góp vài dòng phân tích những nội dung nên và không nên châm biếm.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY