Bài thuốc dân gian hôm nay

Xoa bóp tay chân trị chứng mất ngủ

Ðể trị chứng mất ngủ, bên cạnh việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt, giảm bớt các kích thích căng thẳng, ăn uống, vận động hợp lý,
Ðể trị chứng mất ngủ">chứng mất ngủ, bên cạnh việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt, giảm bớt các kích thích căng thẳng, ăn uống, vận động hợp lý, điều độ, hạn chế dùng các chất kích thích... bạn có thể áp dụng một số động tác xoa bóp bấm huyệt vùng bàn tay và bàn chân.

Xoa bóp tay:

Ðộng tác 1: Người xoa bóp xát hai bàn tay vào nhau cho nóng lên. Tay trái nắm tay người bệnh, dùng phần gốc bàn tay của tay phải xát lên xuống khoảng 10 đến 20 lần tới khi nóng đỏ lên. Nếu tự xoa bóp thì dùng phần gốc bàn tay này xát lòng bàn tay kia. Lòng bàn tay là nơi tập trung những vùng phản xạ tương ứng với những tạng quan trọng trong cơ thể như tim, thận, dạ dày.

Ðộng tác 2: Dùng đầu ngón tay cái bấm các huyệt thần môn, trung xung, mỗi huyệt liên tục trong 10 đến 20 giây. Huyệt thần môn nằm ở khe giữa đầu dưới xương trụ và xương đậu, huyệt trung xung ở ngay giữa đầu ngón tay giữa.

Ðộng tác 3: Dùng đầu ngón cái day ấn vùng phản xạ đầu thống, dùng ngón cái và ngón trỏ day ấn vùng thất miên, mỗi vùng day ấn từ 1 đến 3 phút. Vùng phản xạ đầu thống là nằm ở đầu ngón tay cái, phần lòng bàn tay, để điều trị những bệnh thuộc hệ thần kinh. Vùng phản xạ thất miên là vùng ngay sát gốc ngón trỏ bàn tay về phía lòng bàn tay, để điều trị mất ngủ, ngủ hay mê.

Ðộng tác 4: Một tay nắm cố định vùng cổ tay người được xoa bóp, tay kia nắm giữa các khớp đốt ngón 1-2 ngón tay, xoay vòng ngược chiều kim đồng hồ vài vòng rồi giật nhẹ một cái. Mỗi ngón tay làm khoảng 20-30 lần, làm cả hai tay.

Xoa bóp chân:

Ðộng tác 1: Một tay nắm cố định bàn chân, tay kia uốn cong ngón trỏ, dùng phần khớp nối giữa các đốt ngón day vùng phản xạ hốc trán, vùng phản xạ đại não và vùng thùy chẩm ở bàn chân. Vùng phản xạ hốc não là vùng đầu các ngón chân, có thể điều trị các chứng đau đầu mất ngủ, các bệnh tai - mũi - họng... Vùng phản xạ đại não là vùng lòng ngón chân cái, để điều trị các bệnh đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh... Vùng phản xạ thùy chẩm là điểm chính giữa lòng ngón chân cái, điều trị các chứng hay quên, giảm trí nhớ, rối loạn thần kinh thực vật....

Ðộng tác 2: Một tay cố định phần gót, một tay nắm khum lại, dùng gờ mặt trong ngón tay trỏ miết dọc vùng phản xạ phía ngoài xương gót. Ðây là một vùng chạy dọc bờ sau ngoài gót chân, giới hạn từ đỉnh mắt cá chiếu sang ngang và chiếu thẳng xuống dưới. Hay dùng để điều trị các chứng đau gót chân, đau đầu...

Ðộng tác 3: Một tay nắm cố định vùng gót chân, dùng đầu ngón tay cái bàn tay kia day theo chiều kim đồng hồ 10 lần, ngược lại 10 lần, toàn bộ thiết diện vùng phản xạ thần kinh ổ bụng. Vùng phản xạ này nằm giữa đoạn nối 1/3 trước và 2/3 sau lòng bàn chân dùng điều trị những trường hợp bệnh thần kinh cơ năng, mất ngủ có biểu hiện rối loạn chức năng tiêu hóa.

Ðây là những động tác đơn giản có thể dùng để xoa bóp cho người khác hoặc tự xoa bóp cho mình. Trước khi tiến hành xoa bóp tay chân phải rửa sạch sẽ, cắt ngắn móng tay chân, làm từ nhẹ đến mạnh để tránh tổn thương da. Có thể phối hợp với các bài tập xoa bóp vùng đầu mặt để tăng hiệu quả.

Bác sĩ Trần Văn Thuấn

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-xoa-bop-tay-chan-tri-chung-mat-ngu-18087.html)

Tin cùng nội dung

  • Chứng đầy bụng khó tiêu - một chứng bệnh thường gặp có ảnh hưởng chủ yếu bởi thói quen tiêu hóa.
  • Đau đầu đã trở thành căn bệnh thành thị có tỉ lệ bùng phát cao trong những ngày nắng nóng.
  • Nếu hiểu rõ những yếu tố khiến mình bị đau đầu, bạn có thể ngăn chặn trước khi nó xảy ra.
  • (Mangyte) - Dạo này em không biết mình bị gì mà cứ mất ngủ hoài, trung bình mỗi ngày em ngủ được có 5 tiếng.
  • Cây sản đắng còn có tên khác là thanh ngâm, mật cá, thằm ngăm đất, cỏ mật đất còn, Người Thái gọi là co kham đin. Tên khoa học là Picria terrae Lour, thuộc họ hoa mõm sói (Scrophulariaeae). Là loài cây thân cỏ, sống hằng năm cao khoảng 20cm.
  • Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý.Thiên ma còn gọi là minh thiên ma, xích tiễn, định phong thảo. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ củ. Thường để cả củ khô, khi dùng ngâm nước gừng thái lát. Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý. Hằng ngày có thể dùng 4 - 12g bằng cách nấu, sắc, ngâm, hãm. Sau đây là cách dùng thiên ma chữa bệnh:
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Cây xấu hổ tên khác là cỏ thẹn, cỏ trinh nữ, cây mắc cỡ, hàm tu thảo (tên Thu*c trong y học cổ truyền) là một cây nhỏ, mọc thành bụi lớn. Đặc điểm dễ nhận nhất của cây là lá khi đụng phải sẽ cụp rủ xuống nên có tên gọi như trên.
  • Mất ngủ được coi là tình trạng rối loạn giấc ngủ, thường gặp ở người già hoặc người làm việc trí óc căng thẳng. Người bị mất ngủ khó rơi vào giấc ngủ hoặc không duy trì được giấc ngủ dài như mong muốn, kèm theo đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, lo lắng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, người già thường dễ bị mất ngủ hơn.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY