Nhịp cầu nhân ái hôm nay

Xót xa cảnh cụ già chăm sóc cháu nội 4 tuổi có bố mất vì T*i n*n giao thông

MangYTe - Con trai Tu vong trong một vụ T*i n*n thương tâm, một mình bà tuổi cao phải chăm lo cho đứa cháu nhỏ thơ dại. Đó là hoàn cảnh tội nghiệp của bà Lê Thị Phới, trú tại thôn Xuân Hồi, xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình).

Xót xa cảnh bà nội già tuổi chăm sóc cháu nội bổ mất vì T*i n*n.

Chúng tôi tìm đến nhà bà Lê Thị Phới trong những ngày giá rét mùa đông. Căn nhà nhỏ tồi tàn vừa chìm trong lũ. Trước hiên nhà, bà Phới đang thẫn thờ nhìn xa xăm.

Người hàng xóm dẫn đường đưa chúng tôi đến nhà bà Phới nói nhỏ: "Chắc bà đang ngồi mong đợi con trai đã mất của mình trở về".

Bà phới xót xa khi kể về gia đình của mình.

Đôi chân khập khễnh, bà dẫn chúng tôi vào ban thờ thắp hương cho anh Lê Đình Ngọ, người con vừa rời bỏ bà ra đi mãi mãi. Trên khuôn mặt già nua chi chít vết hằn của thời gian, đôi mắt của bà đỏ dần rồi rớm lệ.

Mệt nhọc ngồi xuống ghế, bà bảo trên giấy tờ năm nay bà chỉ mới 74 tuổi nhưng thực ra tuổi đã ngoài 80, bởi cha mẹ khai sinh cho bà muộn. Cuộc đời từ khi sinh ra cũng chẳng cho bà được mấy ngày vui.

Lớn lên trong nghèo khó, lấy chồng rồi sinh con. chồng mất sớm, một mình bà gồng gánh nuôi 5 người con khôn lớn. 3 người con gái cũng lần lượt lấy chồng xứ xa, còn lại 2 con trai ở gần nhưng cũng vì nỗi lo cơm áo, gạo tiền mà chưa thể chăm sóc tốt cho mẹ già.

Khi nhắc đến người con trai xấu số, bà bỗng òa khóc. giọng nói nghẹn ngào, bà phới cho biết anh ngọ, người con trai đầu của bà, là một đứa con hiếu thảo. biết gia đình nghèo khó, anh ngọ luôn chăm chỉ làm lụng đỡ đần mẹ. lớn lên, anh xin đi làm công nhân đường sắt, công việc vất vả nhưng thu nhập chẳng được nhiều. bởi vậy dù đã ngoài 35 tuổi anh vẫn chưa lấy vợ dù mẹ và người thân nhiều lần thúc giục do sợ không thể chăm sóc tốt cho mẹ và vợ con.

Tuổi già sức yếu, bà Phới buồn vì sợ phải sớm bỏ lại đứa cháu thơ dại đã chịu quá nhiều mất mát.

Nhưng rồi duyên số đẩy đưa anh đến với người vợ trẻ hơn anh cả chục tuổi. Họ lấy nhau trong niềm vui và hy vọng của người thân và bạn bè. Khi cậu con trai Lê Đình Nguyên Phong (SN 2016) ra đời, anh Ngọ càng cố gắng hơn để vun đắp hạnh phúc của gia đình nhỏ. Nhưng rồi hạnh phúc ngắn chẳng tày gang, sau một thời gian ngắn, cuộc hôn nhân của anh đổ vỡ. Anh Ngọ đành sống cảnh "gà trống nuôi con".

Mẹ già đau ốm liên miên, con còn thơ dại. để được gần mẹ và con nhỏ, anh ngọ xin nghỉ làm công nhân rồi học lái xe. sau đó anh dùng số tiền đã tích góp được rồi vay mượn thêm để mua xe ô tô chạy dịch vụ. cuộc sống nhiều khó khăn nhưng anh vẫn luôn cố gắng cùng em trai phụng dưỡng mẹ già và nuôi con.

"Lớn lên nó (anh Ngọ) đi làm công nhân đường sắt. Cuộc sống khó khăn nên mãi gần 40 tuổi nó mới lấy vợ. Tưởng hai đứa bảo ban nhau làm ăn nuôi con nhưng do không hợp nên hai đứa lại ly hôn. Nó ở vậy nuôi con với chăm tui", bà Phới sụt sùi nói.

Nhưng thật không may, trong lần chạy xe vào tỉnh quảng trị, anh ngọ đã gặp T*i n*n rồi Tu vong. nhận tin dữ, bà phới như ch*t lặng. bà vẫn không tin đứa con đã ra đi để lại bà với đứa cháu thơ dại. anh ngọ mất khi còn nợ mẹ lời hứa cuối năm sẽ sửa sang lại căn nhà đã xập xệ. từ ngày anh trai mất, anh lê đình mùi cùng vợ ngoài làm lụng nuôi các con còn phải cáng đáng việc chăm sóc mẹ và nuôi cháu nhỏ.

"vay mượn mua xe chạy dịch vụ chưa được bao lâu thì T*i n*n, hình như còn nợ nhiều lắm. bên gây T*i n*n họ có nói sẽ đền bù nhưng có lẽ vừa đủ để trả nợ", bà phới nói.

Nhìn đứa trẻ thơ dại đang hồn nhiên chơi đùa trước ban thờ người cha, chúng tôi không khỏi chạnh lòng. Ở cái tuổi này, cháu chưa thể cảm nhận được nỗi mất mát mà mình đang mang.

"Ba nằm dưới đất rồi, ba không về nữa, cháu sẽ ngoan không khóc, nghe lời bà và chú thím để được đưa đi chơi", câu nói của cháu Nguyên Phong như cứa vào tim những người nghe.

Ông phạm văn linh, chủ tịch ubnd xã liên thủy, cho biết hoàn cảnh của gia đình bà phới đã khó khăn nay càng khó khăn hơn khi con trai không may gặp T*i n*n mất đi.

"Bà Phới tuổi cao, sức yếu, con trai bà là anh Ngọ không may gặp nạn mất đi để lại bà với đứa con nhỏ. Con gái của bà thì lấy chồng xa, còn con trai ở gần thì cũng đang ở nhà thuê, cuộc sống ai cũng khó khăn. Chính quyền cũng đã có những chia sẻ với hoàn cảnh này nhưng còn hạn chế. Rất mong cụ bà sẽ nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ các nhà hảo tâm", ông Linh cho biết.

Mọi sự giúp đỡ gia đình bà Lê Thị Phới - Mã số 627 xin gửi về:

1. Bà Lê Thị Phới, trú tại thôn Xuân Hồi, xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình).

2. Ủng hộ trực tuyến trên Vòng tay nhân ái/Giadinh.net.vn. Đề gửi: Mã số 627

3. Ủng hộ trực tiếp Chương trình "Vòng tay Nhân ái", tại Tòa soạn Báo Gia đình và Xã hội. Địa chỉ Tầng 11, Tòa nhà Tổng cục DS-KHHGĐ, ngõ số 8, Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội (đối diện Bến xe Mỹ Đình). Đề gửi: Mã số 627

Mọi thắc mắc, xin gửi tới email phuongthuangdxh@gmail.com. Điện thoại: 0975 839 126/0905377784

5. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank):

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 125.000.058.110 , Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.

6. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank):

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 061.100.191.1287, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.

Đề gửi Mã số 627

Hùng Trần

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/vong-tay-nhan-ai/xot-xa-canh-cu-gia-cham-soc-chau-noi-4-tuoi-co-bo-mat-vi-tai-nan-giao-thong-20210104094619398.htm)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em. Khi bị tiêu chảy trẻ sẽ bị mất nước, mệt mỏi, sút cân và nếu kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và bội nhiễm.
  • Chào Mangyte, Em nghe nói BV Đại học Y dược có phòng khám Tâm lý và Chăm sóc giảm nhẹ không biết có đúng không? Em muốn hỏi, bệnh nhân có triệu chứng rối loạn hành vi như tự làm đau bản thân có thể đến khám tại phòng khám Tâm lý không? Em có thể hẹn trước lịch khám không? Em cám ơn rất nhiều. (Nguyễn Thị Thanh Hoa - Quận 6, TPHCM)
  • Chào Mangyte. Tôi là người Đức gốc Việt. Nay tôi 67 tuổi muốn về Việt Nam sống vào thời gian cuối cùng của cuộc đời. Tôi muốn hỏi, nếu tôi mang quốc tịch Đức, thì tôi có được vào sống trong nhà dưỡng lão ORIHOME không? Tôi phải trả một tháng bao nhiêu? Mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. (Phạm Văn Thi)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Người nhà tôi không may mới bị T*i n*n giao thông, phải nằm viện khoảng 2 tuần. Vợ chồng tôi thì bận đi làm, công việc cuối năm rất nhiều. Suy đi tính lại, tôi thấy phải thuê người chăm sóc mẹ là giải pháp tốt nhất lúc này (mặc dù biết là tự tay mình chăm sóc vẫn tốt hơn). Nhờ các bác sĩ chỉ giúp nơi nào có dịch vụ chăm sóc người bệnh? Tôi muốn tìm một người cẩn thận và nhiệt tình. Mong câu trả lời từ mangyte.vn! (Nhật Tân - nguyennhat…@yahoo.com)
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY