Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Xử trí thế nào khi trẻ sơ sinh bị sốt chân tay lạnh

Khi phát sốt, thay vì cơ thể nóng, nhiều trẻ lại có hiện tượng lạnh chân tay khiến cho bố mẹ vô cùng lo lắng và không biết xử lý tình huống sao cho phù hợp. Vậy trẻ sơ sinh bị sốt chân tay lạnh phải làm sao? Nguyên nhân do đâu bé bị sốt đầu nóng chân tay lạnh?

Có rất nhiều trường hợp trẻ sốt nhưng bàn chân, tay lạnh cóng. khi thấy con sốt, nhiều bố mẹ cố gắng làm ấm cơ thể cho trẻ bằng cách đắp nhiều chăn lên người của trẻ hoặc băn khoăn liệu trẻ sốt chân tay lạnh có nên đi tất để giữ ấm cho trẻ. tuy nhiên, theo chuyên gia, nếu trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng thì cách này chẳng những không thể giúp trẻ khỏe hơn mà còn có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bé cưng, làm cho bệnh thêm nặng hơn. vậy trường hợp trẻ sơ sinh bị sốt chân tay lạnh thì phụ huynh phải xử trí như thế nào? chăm sóc thế nào để trẻ mau hạ sốt?

Tìm hiểu về sốt chân tay lạnh

Không phải tất cả những trường hợp trẻ bị sốt đầu nóng chân tay lạnh đều đáng lo. hiện tượng nóng sốt đôi khi là biểu hiện mà cơ thể đang chống lại những tác nhân gây bệnh. khi có các tác nhân lạ xâm nhập vào trong cơ thể, hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ ngay lập tức tạo ra những kháng thể nhằm ngăn chặn sự xâm nhập này. đồng thời với đó, trung tâm điều khiển nhiệt thuộc hệ thần kinh trung ương cũng sẽ ra tín hiệu để cho cơ thể giải thoát được lượng nhiệt ra ngoài và bằng phản ứng sốt.

Nếu thấy cơ thể trẻ nóng, khi đo nhiệt kế báo hiệu nhiệt độ cơ thể trẻ từ 38,5 độ C thì lúc này là trẻ sốt cao, cần phải có sự can thiệp bằng những biện pháp hạ sốt hoặc là dùng Thu*c theo chỉ định bác sĩ. Quá trình sốt sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể trẻ tăng lên đột ngột, dẫn đến việc hệ thần kinh trung ương sẽ điều khiển khiến cho nhiệt độ thoát ra ngoài và đi qua da. Từ đó, gây ra hiện tượng sốt ở trẻ nhỏ. Đó là lý do khiến cho trẻ bị sốt, đầu nóng nhưng tay chân lại bị lạnh.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sốt chân tay lạnh

Đa phần các trường hợp trẻ sơ sinh bị sốt chân tay lạnh đều là do tấn công từ các loại vi-rút, vi khuẩn gây ra bệnh ở trẻ em như: thuỷ đậu, sốt xuất huyết, siêu vi gây bệnh cúm, bệnh chân tay miệng… một số trẻ sốt do hiện tượng mọc răng, bị cảm nắng hoặc cơ thể nóng sốt sau tiêm phòng.

Tình trạng bé sốt tay chân lạnh tím tái kéo dài cũng có thể gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm đến sức khoẻ của trẻ như bị co giật, mất nước, chứng rối loạn hô hấp, nếu nặng hơn còn có thể để lại những di chứng ở não và thậm chí là dẫn đến Tu vong.

Dấu hiệu trẻ bị sốt tay chân lạnh

Ngoài các triệu chứng thông thường, đặc trưng của một cơn sốt gồm: người lừ đừ, thiếu sức lực, cơ thể đổ mồ hôi nhiều, trẻ quấy khóc, sờ thấy nóng ở vùng trán, bụng…, phụ huynh cũng sẽ nhận thấy ở tay chân của trẻ sờ vào lạnh toát. theo chuyên gia về y tế, nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sốt chân tay lạnh phần lớn là do ảnh hưởng của vi-rút tấn công vào các mao mạch, gây ra rối loạn hệ vận động mạch, dẫn tới hạ nhiệt độ đột ngột ở tứ chi. những biểu hiện cho thấy triệu chứng bệnh ở trẻ đang rơi vào tình trạng nguy hiểm có thể kể đến như:

    Môi, má ửng đỏ, nóng

Trẻ sơ sinh bị sốt chân tay lạnh có nguy hiểm?

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị sốt lạnh chân tay có thể lý giải là do cơ thể bị bệnh, hệ miễn dịch của cơ thể trẻ sẽ sản sinh ra những kháng thể ngăn lại xâm nhập của vi khuẩn hay virus. quá trình sản sinh kháng thể khiến cho cơ thể bắt đầu sản sinh ra các năng lượng, làm cho nhiệt độ cơ thể dần tăng lên. kèm theo đó là các thần kinh trung ương chỉ huy cơ thể phải thoát nhiệt ra ngoài. do đó, một số trẻ dù nóng đầu nhưng tay chân lạnh.

Trẻ khi bị sốt chân tay lạnh sẽ có lợi là thân nhiệt sẽ được hạ xuống, từ đó giúp cho trẻ hạ cơn sốt nhanh. tuy vậy, nó lại khiến cho trẻ có cảm giác mệt mỏi, mất ngủ, kém ăn. nếu trẻ không được đưa điều trị sớm, kịp thời và đúng cách có thể gây ra những tổn thương ở não bộ, hệ vận động trở nên khó khăn, thậm chí là dẫn tới Tu vong…

Phụ huynh cần làm gì khắc phục tình trạng sốt ở trẻ

Khi trẻ sơ sinh có biểu hiện bị sốt chân tay lạnh, phụ huynh cần bình tĩnh và làm những việc sau để giúp cho trẻ giảm đi triệu chứng bệnh và cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn:

    Đưa trẻ đến những nơi có không khí dễ chịu, thoáng mát. Mẹ nên cho trẻ mặc những bộ quần áo rộng, mềm mại, có độ co giãn và thấm hút mồ hôi tốt, nới lỏng quần áo.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt

    Khi trẻ sơ sinh bị sốt chân tay lạnh, tuyệt đối không được cho trẻ mặc nhiều quần áo hoặc quấn nhiều lớp chăn cho trẻ vì sợ trẻ bị lạnh.

Trường hợp nếu trẻ bị sốt sau khi uống Thu*c 2 tiếng mà không thấy trẻ có biểu hiện hạ sốt kèm theo đó những dấu hiệu như mệt mỏi, ngủ li bì và kém ăn… bố mẹ nên cho bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chuẩn đoán, điều trị kịp thời.

Biện pháp phòng ngừa trẻ bị sốt chân tay lạnh

Hiện tượng nóng, sốt, lạnh chân tay ở trẻ sơ sinh là một trong những tình khá phổ biến ở trẻ nhỏ do đường hô hấp và hệ miễn dịch của bé đang trong giai đoạn hoàn thiện để thích ứng với môi trường sống mới. do đó, để có thể phòng ngừa và hạn chế tình trạng này, phụ huynh có thể phòng ngừa cho trẻ bằng cách:

    Cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ phát triển tốt, tăng cường sức đề kháng cơ thể.

Có thể nói, khi trẻ sơ sinh bị sốt chân tay lạnh, phụ huynh nên bình tĩnh và theo dõi nhiệt độ, diễn biến bệnh của trẻ. từ đó, có các biện pháp xử lý, tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm. hi vọng, những thông tin trên có thể giúp ít cho phụ huynh trong việc chăm sóc trẻ nhỏ trong gia đình.

Thu Hiền | Theo Phụ nữ sức khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/suc-khoe-gia-dinh-27/xu-tri-the-nao-khi-tre-so-sinh-bi-sot-chan-tay-lanh-345408)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Kính chào Mangyte, Mỗi lần đến các bệnh viện khám em đều rất hoang mang và không biết phải bắt đầu từ đâu, cò mồi lại nhiều thường hay lôi kéo làm em càng thêm lo lắng. Nhờ bạn bè em được biết Mangyte có tư vấn về các dịch vụ tại các bệnh viện nên em kính mong Mangyte tư vấn giúp em một vấn đề sau.
  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
  • Mách mẹ những cách tham chiếu để biết con mình khi 0-12 tháng có thông minh, phát triển não bộ tốt hay không.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
  • Nẹp đầu gối là một loại dụng cụ hỗ trợ, sử dụng khi đầu gối bị đau hoặc tổn thương. Đôi khi dụng cụ này còn được sử dụng nhằm ngăn ngừa chấn thương trong khi chơi thể thao
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY