Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Xuất hiện 1 trong 8 triệu chứng này sau khi tiêm vắc xin COVID-19: Cần đến bệnh viện ngay lập tức

(Tổ Quốc) - Theo hướng dẫn của Bệnh viện Bạch Mai, người tiêm vắc xin tự theo dõi sức khoẻ 28 ngày sau tiêm chủng, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu.

Theo đó, người tiêm chủng theo dõi tại nhà sau khi tiêm, nếu thấy các dấu hiệu sau đây cần liên lạc số điện thoại cấp cứu lưu động: trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến thẳng cơ sở y tế gần nhất.

- Ở miệng thấy có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi;

- Ở da có phát ban hoặc nổi mẩn đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da;

- Ở họng có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó;

- về thần kinh có triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì, ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật;

- Về tim mạch có dấu hiệu đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất;

- Đường tiêu hóa có dấu hiệu nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy;

- Đường hô hấp có dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái;

- Toàn thân: Chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường; Đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn; Sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng Thu*c hạ sốt.

5 điều cần lưu ý

- luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng vắc xin phòng covid-19.

- Không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng.

- Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.

- Nếu thấy sưng, đỏ, nổi hạch, nổi cục nhỏ tại ví trí tiêm: Tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì cần đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.

- Thường xuyên đo thân nhiệt, theo hướng dẫn sau:

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, sau tiêm, thường xuyên đo thân nhiệt, nếu: sốt < 38,5 độ C thì cần cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước; không để nhiễm lạnh; đo lại nhiệt độ sau 30 phút.

Nếu sốt > 38,5 độ C: Sử dụng Thu*c hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng, người dân cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

Bộ y tế khuyến cáo người có dấu hiệu tê quanh môi, lưỡi, họng bị ngứa, căng cứng, nghẹn, khó nói sau khi tiêm vaccine covid-19 trong thời gian theo dõi là biểu hiện bạn cần liên hệ với đội cấp cứu lưu động hoặc đến thẳng bệnh viện.

[Mời độc giả đặt câu hỏi toạ đàm trực tuyến] AN TOÀN KHI TIÊM VACCINE COVID-19: ĐỘC GIẢ HỎI - CHUYÊN GIA TRẢ LỜI

Đồng hành cùng chương trình tiêm vaccine COVID-19 của chính phủ, chúng tôi đã tổ chức những cuộc toạ đàm trực tuyến nhằm kết nối chuyên gia giải đáp nhiều băn khoăn, thắc mắc của độc giả trong vấn đề tiêm vaccine. Nhận thấy nhu cầu thông tin của độc giả còn rất nhiều, trong đó có rất nhiều băn khoăn cụ thể, chúng tôi tiếp tục làm cầu nối để độc giả có thể gặp gỡ, trao đổi trực tiếp và lắng nghe giải đáp của chuyên gia.

Buổi toạ đàm với chủ đề: AN TOÀN KHI TIÊM VACCINE COVID-19: ĐỘC GIẢ HỎI - CHUYÊN GIA TRẢ LỜI với sự tham gia của TS.BS Nguyễn Huy Luân - Trưởng Đơn vị Tiêm chủng, BV Đại học Y dược TP HCM sẽ nhận câu hỏi của độc giả và gửi cho chuyên gia giải đáp trực tiếp trong chương trình. Quý độc giả có câu hỏi xin gửi về cho chương trình TẠI ĐÂY .

Kính mời độc giả theo dõi chương trình được phát sóng trực tiếp trên page Soha.vn và web Soha.vn lúc 14h30 Thứ 2 ngày 23/8/2021.

TP.HCM: Hướng dẫn người dân tự test nhanh COVID-19 tại nhà

Ngọc Minh

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/xuat-hien-1-trong-8-trieu-chung-nay-sau-khi-tiem-vac-xin-covid-19-can-den-benh-vien-ngay-lap-tuc-820212388371619.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY