Cháu bé siêu béo phì đang tập đi tại BV Nhi Đồng 1. Ảnh: Người Lao Động. |
Mới đây, Bệnh viện Nhi Đồng 1 tiếp nhận một cháu bé ở quận 7 mắc chứng béo phì nặng đến mức không thể tự di chuyển được. Lên 5 tuổi, cháu đã nặng 45 kg, sau đó trung bình mỗi năm tăng 15 kg. Hiện cháu đã 9 tuổi nhưng nặng tới 102 kg, trong khi chiều cao chỉ là 120 cm. Theo phân loại, cháu thuộc nhóm siêu béo phì. Đây cũng là bệnh nhi siêu béo phì đầu tiên tại Bệnh viện Nhi Đồng 1.
Tiến sĩ Lê Thúy Tươi, Viện Y dược học Dân tộc TP HCM, cho biết cách đây 10 năm, trẻ 11 tuổi béo phì có số cân lớn nhất là 67 kg. Nhưng nay tại phòng khám và điều trị béo phì của viện, nhiều trẻ 11 tuổi đã nặng tới 99-100 kg.
Bác sĩ Mai Quang Huỳnh Mai, khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM, cho biết nhiều bà mẹ quan niệm rằng trẻ càng bụ bẫm càng đẹp. Không ít người đưa con đến bệnh viện để điều trị chứng biếng ăn, nhưng khi khám thì bác sĩ phát hiện ra trẻ đã bị béo phì.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tỷ lệ béo phì ở Việt Nam đang ở mức báo động. Tại các phòng khám dinh dưỡng, số người béo phì đến điều trị ngày càng tăng cao.
Giáo sư Nguyễn Công Khẩn, Viện trưởng viện Dinh dưỡng, chế độ ăn và lối sống của người Việt Nam đang có sự thay đổi theo chiều hướng làm gia tăng béo phì và các bệnh mãn tính liên quan. Nhiều người có thói quen ăn rau ít, ăn thịt nhiều. Thói quen ăn uống ngoài gia đình, tăng tiêu thụ các loại thức ăn nhanh, lạm dụng rượu bia trong khi hoạt động thể lực lại ít là những yếu tố nguy cơ làm tăng tình trạng mập ú.
Bác sĩ Quan Vân Hùng, Trưởng khoa Nội 2, Viện Y dược học dân tộc TP HCM, cho biết hiện nay có rất nhiều loại Thu*c giảm béo được quảng cáo là có thể làm giảm cân một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, các chuyên gia điều trị bệnh béo phì đều khuyên rằng đừng nên nôn nóng và trông chờ vào phép lạ vì tất cả các chúng chỉ có hiệu quả tương đối.
Các loại Thu*c đó thường giúp bệnh nhân giảm được 10% cân nặng nhưng không bền vì họ sẽ tăng cân trở lại khi ngưng Thu*c và Thu*c thường có tác dụng phụ, hại cho sức khỏe. Thu*c chỉ có hiệu quả tốt khi bệnh nhân thay đổi cách sống như tăng hoạt động thể lực, giảm thức ăn giàu năng lượng và chất béo, tránh Thu*c lá, rượu.
Bác sĩ Đào Thị Yến Phi, Trung tâm Đào tạo cán bộ y tế TP HCM, khẳng định yếu tố quan trọng nhất trong điều trị béo phì vẫn là chế độ ăn và tập luyện, còn những phương pháp khác đang quảng cáo rầm rộ như “làm ốm siêu tốc”, các loại thực phẩm chức năng, dụng cụ giảm béo... chỉ có tác dụng hỗ trợ. Người béo phì thường mong muốn có một loại Thu*c giúp họ vẫn được ăn uống thoải mái, không phải vận động nhưng lại giảm cân; đây là điều không tưởng.
Theo tiến sĩ Lê Thúy Tươi, điều trị béo phì ở trẻ em khó gấp bội so với người lớn bởi trẻ ít chịu vận động theo chỉ dẫn của bác sĩ, và cha mẹ thường “mềm lòng” khi trẻ khóc đòi ăn. Nhiều gia đình còn coi món ăn là những phần thưởng để khen ngợi trẻ.
Béo phì không chỉ gây bệnh tim mạch, ngừng thở khi ngủ, tiểu đường tuýp 2, rối loạn hoóc môn Sinh d*c... Viện nghiên cứu ung thư Mỹ vừa chính thức công bố kết quả một nghiên cứu mới: Thêm cân nặng là thêm nguy cơ ung thư.
Sau mãn kinh, phụ nữ béo phì có nguy cơ ung thư vú cao gấp 1,5 lần, nguy cơ ung thư thận cao gấp 2-4 lần... so với phụ nữ có cân nặng bình thường.