Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Xuyên đêm cứu bé 2 tuổi ngã ao

Tuyên Quang-Bé trai 2 tuổi ngã xuống ao, khi gia đình phát hiện thì đã nổi trên mặt nước, được đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê.

Bé trai được đưa vào khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang, tối 14/12, xuất tiết đờm nhiều, hai phổi thông khí kém, tim nhịp nhanh, đồng tử giãn, tiên lượng nặng.

Bác sĩ Đào Việt Thắng, Phó trưởng khoa Nhi, cho biết ngay khi nhập viện, kíp trực cấp cứu nhanh chóng hút thông đường thở, cho thở oxy, dùng các loại Thu*c vận mạnh, kháng sinh, rửa dạ dày... Ba giờ sáng 15/12, các chỉ số sinh tồn của trẻ mới dần ổn định.

Gia đình cho biết không thấy bé nên đi tìm, phát hiện bé nằm bất động nổi trên mặt nước ở ao gần nhà. Gia đình vội vã vớt bé lên, hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực... Khi bé nôn ra được chút nước và cất được một tiếng khóc thì đưa đi cấp cứu tại trạm y tế xã, sau đó chuyển lên tuyến trên.

Bệnh nhi hiện ổn định, được điều trị tại khoa Nhi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Bác sĩ khuyến cáo khi phát hiện có trẻ đuối nước, cần nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi mặt nước bằng mọi cách. Đặt trẻ nằm chỗ khô ráo, thoáng khí. Nếu trẻ bất tỉnh, hãy kiểm tra xem trẻ còn thở không bằng cách quan sát lồng ngực có di động hay không. Nếu lồng ngực không di động, tức là trẻ ngừng thở thì phải hô hấp nhân tạo (thổi ngạt bằng miệng) ngay lập tức. Sau khi thổi ngạt hai cái, cần kiểm tra xem tim trẻ còn đập hay không bằng cách bắt mạch cảnh, bẹn, hoặc áp tai vào lồng ngực bên trái xem có tiếng tim đập không.

Nếu không bắt được mạch chứng tỏ tim trẻ đã ngừng đập, cần phải hô hấp nhân tạo cho trẻ kèm theo ép tim ngoài lồng ngực (ép ở 1/2 dưới xương ức bên trái). Cách thức ép tim là theo tỷ lệ 15/2 (ép tim 15 cái thì thổi ngạt hai cái) nếu có hai người thực hiện thao tác cấp cứu, hoặc 30/2 nếu có một người thực hiện cấp cứu. Sau đó, vừa tiếp tục các động tác hồi sức cấp cứu này vừa đưa trẻ đi viện.

Hướng dẫn ép tim

Nếu trẻ còn tự thở, cho nằm nghiêng sang một bên. Cởi bỏ quần áo ướt, giữ ấm cho trẻ, rồi nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất vì có thể sẽ xảy ra khó thở tái diễn.

Ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hằng năm có trên 600.000 trẻ em dưới 15 tuổi Tu vong do đuối nước, 2/3 trường hợp xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình.

Tại việt nam, đuối nước cướp đi mạng sống của gần 3.000 trẻ em mỗi năm, cao hơn các nước trong khu vực đông nam á và gấp 10 lần các nước phát triển, chiếm trên 45% số ca trẻ Tu vong do T*i n*n thương tích trên cả nước.

Đuối nước là nguyên nhân lớn nhất gây Tu vong trẻ em dưới 19 tuổi hàng năm. trẻ nam bị đuối nước nhiều gấp hai lần trẻ nữ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/xuyen-dem-cuu-be-2-tuoi-nga-ao-4206852.html)

Chủ đề liên quan:

đuối nước khám chữa bệnh

Tin cùng nội dung

  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Đối với người bị đuối nước, việc sơ cứu dưới nước là điều quan trọng đầu tiên nên làm, để đưa nạn nhân ra khỏi tình trạng ngạt.
  • Nạn nhân bị đuối nước ngoài hội chứng ngạt thở cấp tính còn có những biểu hiện bệnh lý khác như: thân nhiệt hạ, toan chuyển hóa và một số thương tổn quan trọng.
  • Mùa hè, nhiều trẻ thường tắm sông, suối. Do vậy, việc phòng ngừa và biết cách xử lý khi trẻ bị đuối nước là rất quan trọng.
  • Việc học bơi trên cạn, không cần bể bơi này sẽ không thể bằng phương pháp bơi thực tế trong nước, song nó cũng cung cấp những phương pháp cơ bản nếu không may trẻ gặp sự cố.
  • Hè đến và nguy cơ T*i n*n ch*t đuối đang hiện hữu.Vì vậy xin cung cấp 1 số thông tin liên quan đến cách cấp cứu người bị ch*t đuối.
  • Theo TS Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm E-Bơi, trẻ em có thể học bơi, phòng chống đuối nước và cấp cứu đuối nước mà không cần…xuống nước.
  • Khi gặp người bị đuối nước, cần bình tĩnh, xử trí khẩn trương, kiên trì, ngay tại chỗ để giải phóng đường hô hấp.
  • Để giảm thiểu các ca Tu vong đáng tiếc do ch*t đuối, ngoài việc cảnh báo cho trẻ, một kỹ năng cần thiết mà các bậc phụ huynh nên biết đó là hô hấp nhân tạo.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY