chỉ số acid uric trong máu phản ánh những vấn đề sức khỏe trong cơ thể. dựa vào chỉ số này bác sĩ sẽ xác định đúng vấn đề bạn gặp phải và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Thông thường, nồng độ acid uric trung bình ở nam giới không vượt quá 7 mg/dl và ở nữ giới là 6 mg/dl. tùy vào mức độ chênh lệch giữa chỉ số acid uric trong máu và chỉ số acid uric cân bằng mà bác sĩ sẽ xác định đúng vấn đề sức khỏe và có hướng khắc phục hợp lý.
Đây được xem là chỉ số acid uric bình thường. so với mức acid uric cho phép ở nữ giới, chỉ số này cao hơn tuy nhiên mức chênh lệch không quá lớn. hơn nữa ở nữ giới, tình trạng acid uric không có những chuyển biến phức tạp như ở nam giới. bác sĩ sẽ hướng dẫn cách thiết lập chế độ dinh dưỡng nhằm giúp bạn cân bằng chỉ số này.
Chỉ số acid uric bắt đầu có xu hướng tăng cao. tuy nhiên trong giai đoạn này, cơ thể chưa phát sinh triệu chứng nên được gọi là chứng tăng acid uric không triệu chứng. nếu không khắc phục ngay ở giai đoạn này, các bệnh lý do acid uric tăng cao có thể xuất hiện.
Nồng độ acid uric đã bắt đầu tăng cao và có nguy cơ phát sinh cơn đau gút cấp đầu tiên. bạn có thể nhận thấy khớp (phổ biến nhất là khớp ngón chân cái) sưng viêm, sờ vào nhận thấy bề mặt da nóng rát. không chỉ đau nhức tại khớp, tình trạng này mà còn gây khó khăn cho người bệnh khi vận động và di chuyển.
Nếu nồng độ acid uric trên 12 mg/dl bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng Thu*c hạ acid uric để cải thiện tình trạng này. Thu*c hạ acid uric có 3 nhóm chính: Thu*c tăng thải acid uric qua thận, ức chế tổng hợp acid uric và Thu*c phân hủy acid uric.
Thông tin trên chỉ mang tính chất tương đối vì phần lớn các vấn đề sức khỏe phụ thuộc vào cơ địa của từng người. chỉ số acid uric không phản ánh toàn bộ các vấn đề này. bạn nên chủ động thăm khám định kỳ để kiểm soát nồng độ acid uric và khắc phục ngay khi chúng bắt đầu có dấu hiệu tăng nhẹ.
lưu ý: khi xét nghiệm acid uric trong máu, bạn nên nhịn ăn trong vòng 4 – 8 giờ và tránh các đồ uống có cồn. ngoài ra nếu bạn đang sử dụng các loại Thu*c làm tăng acid uric trong máu, bạn nên chủ động nói với bác sĩ để được chẩn đoán tình trạng sức khỏe chính xác nhất.
Trong trường hợp tăng acid máu đi kèm các triệu chứng cụ thể, bạn bắt buộc phải tiến hành điều trị. các trường hợp còn lại bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tùy vào chỉ số acid uric trong xét nghiệm máu.
Đối với bệnh nhân tăng acid uric không triệu chứng, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách giảm axit uric bằng chế độ dinh dưỡng.
Nếu trong thời gian thực hiện giảm acid uric bằng chế độ dinh dưỡng nhưng cơ thể có các dấu hiệu bất thường, bạn nên chủ động gặp bác sĩ để tiến hành xét nghiệm và chỉ định phương pháp khắc phục.
Nếu chỉ số acid uric trên 12 mg/l, bạn sẽ được chỉ định sử dụng Thu*c hạ acid uric vì lúc này chế độ dinh dưỡng không thể đưa thành phần này về mức cân bằng.
Tùy vào triệu chứng cụ thể, tình trạng sức khỏe của bạn mà bác sĩ sẽ chỉ định loại Thu*c phù hợp. Nếu bạn đang sử dụng Thu*c điều trị, viên uống bổ sung, thảo dược,… hãy trình bày với bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng hoặc thay thế loại Thu*c khác.
Các loại Thu*c thường được sử dụng để hạ acid uric trong máu như:
Ngoài việc sử dụng Thu*c hạ acid uric, bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định Thu*c kháng viêm không steroid hoặc aspirin trong trường hợp xuất hiện cơn đau ở khớp. Các loại Thu*c này đều gây ra những tác dụng phụ nếu không được sử dụng đúng cách. Bạn cần thận trọng khi sử dụng để đảm bảo hiệu quả của Thu*c và giảm thiểu những trường hợp không mong muốn.
Trong một số trường hợp đặc biệt, ví dụ như bệnh nhân ung thư tăng acid uric do hóa trị hay xạ trị, bác sĩ sẽ chỉ định dùng Thu*c dù chỉ số acid uric chưa quá cao. để được chỉ định phương pháp phù hợp nhất, bạn nên thăm khám đều đặn và luôn chủ động trao đổi với bác sĩ về các vấn đề sức khỏe mà bạn gặp phải.
Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, mọi quyết định trong quá trình điều trị đều phải thông qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.