Tâm sự hôm nay

10 cách tiết kiệm tốt nhất để đảm bảo cho tuổi già an nhàn

(MangYTe) Những cách tiết kiệm tốt nhất được liệt kê sau đây có thể áp dụng ngay từ ngày hôm nay để bạn tích lũy được nhiều tiền hơn, chuẩn bị cho cuộc sống vui vẻ, khỏe mạnh khi về già.
Bạn đã bao giờ chuẩn bị cho tuổi già? Nhiều người tin rằng chỉ cần bây giờ mình dồn tiền bạc nuôi con thì khi mình tới độ tuổi về hưu con cháu sẽ nuôi mình. Thực ra, việc gì mình luôn chủ động vẫn hơn là ngồi đợi, vì thế, thay vì mong chờ việc các con báo hiếu hãy học cách tiết kiệm ngay từ bây giờ để tích lũy cho tuổi già. 
 Thử tượng tượng xem lúc đó bạn mất sức lao động, trong tay không có tiền thì lúc đó cuộc sống cực khổ đến mức nào? Vì thế, tiết kiệm là thói quen nhất định phải biết trước khi bước sang tuổi 30. Nếu muộn hơn, bạn đang ở độ tuổi 40 thì vẫn có thể thực hành tiết kiệm ngay từ bây giờ vì muộn còn hơn không.

Tất nhiên, tiết kiệm chưa bao giờ là dễ cả, vì thế chúng tôi đã đưa ra những gợi ý cách tiết kiệm tốt nhất sau để bạn có thể áp dụng cho bản thân và tùy cơ ứng biến theo từng hoàn cảnh. 

1. Không mua những thứ bạn không cần
 

Trước khi chi tiền cho món gì phải cân nhắc thật nhiều xem đó là thứ bạn cần hay thứ bạn muốn. Bạn phải thực sự hiểu rõ sự khác biệt giữa “muốn” và “cần”. 
 Nhiều thứ bạn cho là cần nhưng chỉ là thứ bạn muốn. Ví dụ như bạn đang có đôi giày đen mua thêm một đôi giày trắng cho hợp với những bộ đồ sáng màu. Sắp đi du lịch nên bạn chọn mua một loạt váy để chụp ảnh đăng lên facebook cho đẹp, nhiều lượng like... và những danh sách này vẫn còn nối dài, ngốn của bạn rất nhiều tiền chi tiêu hàng tháng.
 Nếu bạn còn tiếp tục chi tiêu lãng phí như thế này thì lấy tiền đâu để tiết kiệm? Cách tiết kiệm đơn giản là cân nhắc thật nhiều trước khi mua, dù cho giá tốt bao nhiêu đi nữa.  
 

2. Không chạy theo xu hướng công nghệ mới nhất
 

Để đảm bảo cho tuổi già của mình không phải ngửa tay xin tiền con cháu, bạn hãy kiềm chế những ham muốn nhất thời ở hiện tại. Người tiết kiệm thông minh sẽ không chọn mua món đồ công nghệ mới nhất, hiện đại nhất. Thay vào đó, họ chờ đợi cho đến khi công nghệ đạt đến đỉnh cao, đồng thời giá của sản phẩm lại giảm xuống mức vừa phải cho đa số là họ có thể sử dụng món đồ tốt và giá đúng giá trị thực của sản phẩm.
 

3. Đừng bao giờ trả tiền toàn bộ
 

Một trong những cách tiết kiệm tốt nhất là khi mua một món đồ, bạn cố gắng đừng nên trả hết tiền cho nó. Có nhiều cách để giảm bớt chi phí, chẳng hạn dùng coupon, chiết khấu, chờ hàng giảm giá hoặc mặc cả.

Với một chút chuẩn bị và tính toán, bạn sẽ thấy mình tiết kiệm được đáng kể và bạn có thể giành số tiền này để dành riêng cho tài khoản tiết kiệm của mình. “Kiến tha lâu cũng đầy tổ” vì thế sẽ có lúc bạn sẽ bất ngờ vì những khỏa nhỏ nhỏ này dần tích lũy thành số tiền lớn.  Cách tiết kiệm tốt nhất là chỉ mua những thứ mình cần chứ không phải thứ bạn muốn

4. Chỉ mua bằng tiền mặt
 

Chúng ta hay có thói quen mua sắm bằng thẻ tín dụng nên không kiểm soát được thực ra chúng ta đã tiêu hết bao nhiêu tiền trong tháng này. Tiêu dùng bằng thẻ tín dụng là nguyên nhân khiến bạn thường xuyên trong tình cảnh vừa nhận lương đã hết tiền vì phải thanh toán một khoản tiền đã nợ từ tháng trước.
 Một trong những nguyên tắc tiết kiệm cơ bản là món đồ đó phải có kế hoạch trong việc chi tiêu từ trước và trả bằng tiền mặt thay vì thẻ tín dụng, có như thế bạn sẽ đảm bảo mình không tiêu nhiều hơn khả năng chi trả. Nếu bạn vẫn nhắm mắt chi tiền bằng những lần quẹt thẻ thì đây chính là lý do khiến bạn không đạt được mục tiêu cuộc sống. 

5. Mua theo giá trị sử dụng, chứ không phải giá bán
 

Phần lớn chúng ta mắc sai lầm rất lớn khi thấy món đồ rẻ tiền, giá hời là lao vào mua rất nhiều. Bạn có biết nhiều thứ nho nhỏ đó sẽ thành một khoản tiền lớn rất lãng phí vì những món đồ đó gần như chúng ta không sử dụng được lâu. 
 Để tiết kiệm thông minh, bạn nên mua với giá trị sử dụng tốt nhất, trong đó tính đến các yếu tố như tuổi thọ và và các chi phí phát sinh duy trì sau này. Điều đó thường có nghĩa là hãy nhìn vào chi phí dài hạn cho sản phẩm, chứ không phải là giá mua ban đầu. Chẳng hạn, mua một bộ quần áo tốt, chứ không nên mua quần áo giá rẻ, có thể mặc 2-3 lần đồ mất dáng, vải xuống cấp và bạn đã chán, muốn thay bộ khác.    
 

6. Mua đồ đã qua sử dụng
 

Một mục tiêu cơ bản của tiết kiệm là có được giá trị tốt nhất từ thứ mà bạn mua, và điều này thường đồng nghĩa với việc mua sản phẩm đã qua sử dụng. Cảm giác bạn mua chiếc xe hơi mới tinh thật là sung sướng nhưng chỉ sau hơn 1 tháng sử dụng chúng đã là xe cũ. Để thỏa mãn cho cảm xúc nhất thời và lòng kiêu hãnh đó bạn phải chi số tiền khá lớn.

Bạn có thể cách khác đó là chọn mua xe đã qua sử dụng trong thời gian ngắn để mua với giá cả tốt hơn. Hay bạn mua điện thoại tại thời điểm nó đã trở nên phổ biến hơn thì giá chỉ còn 50-60% so với ban đầu.

Tuy nhiên, để chọn mua đồ đã qua sử dụng bạn cũng phải cần tỉnh táo và tìm hiểu thông tin kỹ càng trước khi quyết định tránh lãng phí tiền bạc vì đồ mua về đã bị hỏng. 

7. Tìm kiếm sự thay thế trước khi mua


Thay vì đổ cả đống tiền vào những thứ mà bạn có thể chỉ dùng vài lần, hãy xem các giải pháp thay thế. Chẳng hạn bạn có nên mua ô tô ngay không khi mà công việc của bạn chỉ có đến công ty rồi về, công ty cách nhà 5km. Bạn có thể thay thế bằng việc đi Uber hay Grab vì những chi phí cơ bản như đổ xăng, chỗ đỗ xe đã “ngốn” của bạn kha khá tiền. So sánh sơ sơ bạn cũng đủ biết lựa chọn nào là tốt hơn cho mình.  Hãy thông minh hơn trong chi tiêu để bạn được hưởng tuổi già an nhàn và hạnh phúc.
 

8. Lờ bạn bè, hàng xóm đi
 

Cách tiết kiệm tốt nhất là không nên mua món gì đó vì "con gà tức nhau tiếng gáy". Một phần của cách sống tiết kiệm là bạn phải hiểu rằng cuộc sống không phải là sự cạnh tranh ai có nhiều đồ nhất. Còn suy nghĩ như thế, đời bạn còn nghèo túng, khó mà giàu lên được.

Đừng vì hàng xóm, bạn bè mua ô tô mình cũng phải sắm ngay để cho bằng anh bằng em. Tâm lý này sẽ khiến số tiền tiết kiệm cho tuổi già của bạn nhanh chóng tan biến. Điều quan trọng là tập trung vào nhu cầu của bạn và gia đình, và không phải là xem người khác đang tiêu tiền vào việc gì mà bắt chước mù quáng.
 

9. Đừng lãng phí
 

Để tiết kiệm, bạn phải biết ghét sự lãng phí, nó bao gồm cả lãng phí tài nguyên hay thời gian. Sự hiệu quả là “bạn thân” của người tiết kiệm, và người tiết kiệm thường tuân thủ một loạt các quy trình xanh như tái sử dụng, tái chế… những thứ mà họ có. Để tránh lãng phí không phải điều dễ và đòi hỏi bạn phải thực sự nghiêm khắc với chính mình, cân nhắc từng hành động xem chúng có gây lãng phí tiền bạc hay thời gian của bạn không? 

10. Tự mình làm việc
 

Hãy tự mình làm các việc có thể, thay vì thuê người khác. Người tiết kiệm có xu hướng trở thành chuyên gia trong lĩnh vực tự làm, và không trả tiền cho những việc họ có thể tự mình xoay xở.

HaTra

Chỉ ra 4 chòm sao biết kiếm tiền nhưng không giỏi tích lũyTrang trí nhà cửa đón Tết tiết kiệm và hợp phong thủy
Mạng Y Tế
Nguồn: Lịch ngày tốt (https://lichngaytot.com/blog-cuoc-song/10-cach-tiet-kiem-tot-nhat-de-dam-bao-cho-tuoi-gia-thanh-tinh-700-188068.html)

Tin cùng nội dung

  • Do những hoàn cảnh nhất định, một số người có biểu hiện sợ tuổi già một cách bất thường và dai dẳng, mà y văn gọi là chứng sợ tuổi già (gerascophobia). Những người này sợ một cách thái quá dù đang trong tình trạng khỏe mạnh và no đủ về vật chất.
  • Nhiều người trong chúng ta quen nghĩ về tuổi già theo kiểu “tuổi xế chiều” – hết thời xuân xanh cũng đồng nghĩa mất đi sức khỏe, tuổi già phải sống chung với nỗi lo đau ốm triền miên.
  • Già là gì? Trời ạ, câu hỏi tưởng dễ òm mà hóa ra rất khó trả lời cho chính xác. Một buổi mai thức dậy thấy lưng nhức mỏi, bước xuống giường một bên gối hơi đơ, nhìn vào gương soi thấy những vết nhăn nhúm. Già rồi đó sao?...
  • Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng tinh thần chứ không phải sức khỏe quyết định phần lớn đến cảm giác viên mãn ở người cao tuổi.
  • Quá trình lão hoá và tuổi già là quy luật tất yếu của tự nhiên. Tuy nhiên, hiện tượng này xảy ra sớm hay muộn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, ngoài yếu tố di truyền, môi trường sống và thói quen lành mạnh cũng góp phần rất quan trọng trong việc ngăn chặn sự lão hoá và tiến trình tuổi già.
  • Con người sống được nhờ ăn. Thức ăn cung cấp năng lượng để cơ thể hoạt động và tu bổ những hao mòn đảm bảo cho các chức năng của cơ thể được hoạt động bình thường.
  • Máu, chế phẩm máu còn trong hạn sử dụng vẫn đảm bảo về chất lượng, an toàn khi truyền cho bệnh nhân.
  • Tôi và người nhà đang tranh cãi về việc chườm đá, hi vọng Mangyte đưa ra hướng dẫn về cách chườm đá đúng nhất.
  • Chuối nằm trong số những loại quả lành mạnh nhất. Chúng thúc đẩy nhu động ruột khỏe mạnh và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa nói chung.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY