Sức khỏe hôm nay

10 điều cần biết về bệnh không dung nạp lactose

Có một số người mắc chứng không dung nạp lactose, gây khó khăn trong việc lựa chọn thực phẩm.

Lactose là một dạng đường, có trong sữa bò và những sản phẩm từ sữa, (kể cả sữa mẹ). Bênh cạnh những người dung nạp lactose bình thường, có một số ít người không dung nạp lactose, và dưới đây là những điều cần biết về hiện tượng này:

1. Nguyên nhân.

Bình thường cơ thể bạn sản xuất một loại enzym gọi là lactase. Khi bạn uống một cốc sữa hoặc ăn pho mai, lactase giúp chuyển hóa đường sữa lactose thành đường đơn, được hấp thu trong máu. không dung nạp lactose xảy ra khi bạn bị thiếu lactase.

2. Cần đi khám bác sĩ.

Một số bệnh có các triệu chứng dạ dày, tương tự với các triệu chứng của không dung nạp lactose. Bác sĩ có thể giúp xác định nguyên nhân tình trạng của bạn. Họ có thể bắt đầu bằng cách, yêu cầu bạn loại bỏ tất cả sữa khỏi chế độ ăn, để xem bạn có cảm thấy tốt hơn không. Test hơi thở và xét nghiệm phân, có thể xác định chẩn đoán.

3. Không phải ai cũng có triệu chứng.

Lactose không được tiêu hóa, có thể gây ra hàng loạt các triệu chứng dạ dày ruột, trong vòng 2 giờ sau khi uống sữa. Những triệu chứng này gồm, trướng bụng, buồn nôn, đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy. Tuy nhiên, bạn có thể bị thiếu hụt lactase, mà hoàn toàn không có dấu hiệu nào.

4. Độ tuổi mắc bệnh.

Một số trẻ không dung nạp lactose từ khi sinh ra, và phải uống sữa công thức không chứa lactose thay vì bú mẹ. Tuy nhiên, phần lớn những người không dung nạp lactose, bị giảm khả năng tiêu hóa sữa khi đã lớn hơn. Thông thường, tình trạng này xuất hiện từ lúc 2 đến 12 tuổi, mặc dù bạn có thể không có triệu chứng, cho đến cuối tuổi vị thành niên hoặc khi trưởng thành.

5. Bạn không đơn độc.

Khoảng 65% người dân trên khắp thế giới, và 30 triệu người Mỹ không dung nạp lactose, ở các mức độ khác nhau. Bệnh thường phổ biến hơn ở người gốc Á, Phi, Tây – Bồ hoặc người Mỹ bản xứ, và ít gặp hơn ở người gốc Bắc hoặc Tây Âu.

6. Đó không phải là bệnh dị ứng.

Dị ứng sữa ít xảy ra, nhưng có hại nhiều hơn so với không dung nạp lactose. Nếu bạn bị dị ứng với sữa, cơ thể bạn chống sữa như thể sữa là một kẻ xâm hại. Các triệu chứng thường là nặng hơn, và có thể bao gồm thở khò khè, mắt ngứa và phát ban. Những người bị dị ứng này, phải tránh hoàn toàn các sản phẩm sữa.

7. Không loại bỏ sữa hoàn toàn.

Không giống những người bị bệnh dị ứng, phần lớn những người không dung nạp lactose, có thể uống tới nửa cốc sữa, mà không có triệu chứng. Các sản phẩm sữa khác có hàm lượng latose thấp hơn, và có thể dễ tiêu hóa hơn. Những sản phẩm này gồm pho mai cứng, hoặc pho mai “già” và sữa chua.

8. Lactose có ở những nơi đáng ngạc nhiên.

Sữa và các sản phẩm sữa, nằm trong danh sách hàng loạt các thực phẩm đã chế biến. Ví dụ bánh nướng, ngũ cốc và kẹo, có thể đều chứa lactose. Kiểm tra nhãn mác về các từ như nước sữa (whey), sữa đông (curd), vân vân, và tránh các sản phẩm này, nếu chúng làm dạ dày khó chịu.

9. Thay đổi chế độ ăn có thể giảm triệu chứng.

Bắt đầu với lượng sữa nhỏ, và xem có thể tăng dần lượng sữa theo thời gian không. Ngày càng có nhiều hơn các sản phẩm sữa không chứa hoặc chứa ít lactose, như sữa đậu nành và các sản phẩm thay thế sữa khác. Cuối cùng, dùng Thu*c dạng nhỏ giọt, hoặc dùng Thu*c viên lactase không kê đơn, có thể giúp bạn tiêu hóa sữa.

10. Canxi vẫn là chìa khóa.

Vì các sản phẩm sữa là nguồn bổ sung canxi và vitamin D, chủ yếu tăng cường sức khỏe xương, không dung nạp lactose có thể làm tăng nguy cơ xương mỏng. Những nguồn canxi và vitamin D khác gồm rau lá xanh, lòng đỏ trứng và nước ép trái cây bổ sung canxi. Hãy hỏi bác sĩ xem, bạn có nên dùng các chế phẩm bổ sung.

Bác sĩ: Cẩm Tú, Theo Healthguides / Univadis.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-10-dieu-can-biet-ve-benh-khong-dung-nap-lactose-20582.html)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Chế độ ăn kiêng nhanh là một kế hoạch giảm cân hứa hẹn những kết quả nhanh chóng. Những chế độ ăn kiêng này thường không có kết quả trong việc giảm cân lâu dài và không lành mạnh.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Không dung nạp lactose là tình trạng xảy ra với những người không thể tiêu hóa lactose. Lactose là chất đường có trong sữa và các sản phẩm như kem và các loại phô-mai tươi (mềm)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY