Theo y học cổ truyền, người dương khí hư phần nhiều thiên tiên bất túc, bệnh ốm lâu ngày người yếu chức năng nội tạng suy giảm, không sưởi ấm cơ thể, nguyên nhân có liên quan đến ăn uống không phù hợp. Sau đây là một số món ăn vị Thu*c bổ dưỡng rất tốt, giữ ấm cơ thể trong mùa đông.
Thịt dê (dương nhục): vị cam, tính ấm, không độc. Tác dụng bổ khí, khai vị, ấm trung tiêu, yên được tâm thận, bổ hư, thêm khí lực, cứng gân xương... Chữa chứng phong hàn (gió lạnh), đau đầu chóng mặt, tay chân lạnh...; chứng mệt nhọc, khí huyết hư suy. Thịt dê luộc chấm mắm gừng, hoặc cho thêm gia vị gừng hành, tiêu gia vị nấu cháo, hầm, xào ăn.
Bồ dục lợn: vị mặn ngọt, tính ấm. Tác dụng: bổ thận, dưỡng tinh, trợ dương... Dùng rất tốt cho người mắc chứng dương khí hư, tay chân lạnh, thận yếu, lưng đau mỏi gối, ù tai, di mộng tinh, nam nữ S*nh l* yếu. Bồ dục lợn làm sạch cùng rau hẹ, hành mùi, gia vị vừa đủ xào ăn; hoặc nấu cháo gạo, thêm rau mùi tàu, giá đậu, gừng, hành tía tô gia vị.
Thịt dê luộc chấm mắm gừng chữa chứng phong hàn (gió lạnh), đau đầu chóng mặt, tay chân lạnh, mệt nhọc khí huyết hư suy.
Tôm đồng: vị ngọt, tính ấm, không độc. Tác dụng bổ dương ích khí, lợi sữa, giải độc, chống nôn... Dùng rất tốt với người dương khí hư, tay chân lạnh; khi gặp lạnh hay hồi hộp, lưng chân đau, S*nh l* yếu, tiểu đêm nhiều, ra nhiều mồ hôi... Tôm làm gỏi với ngó sen, cà rốt, hành tây, củ kiệu đậu phụng; hoặc nấu canh khoai sọ với tôm ăn.
Thịt bò (ngưu nhục): vị ngọt, tính ấm. Tác dụng bổ hư kiện tỳ, ích khí, dưỡng huyết, mạnh gân xương, tiêu thũng. Dùng thích hợp với người bị chứng tỳ vị khí hư ăn kém, gầy yếu, thiếu máu chóng mặt, mệt mỏi, huyết áp thấp, đái tháo đường. Thịt bò hầm với gừng, hành, cà rốt, khoai tây, gia vị; hoặc xào, nấu súp ăn...
Thịt gà (kê nhục): các loại thịt gà đều có vị ngọt, tính ấm không độc. Tác dụng bổ hư ích khí, kiện tỳ hóa thấp, bổ thận ích xương, lợi ngũ tạng... Dùng rất tốt với người mắc chứng tỳ vị hư hàn, gân xương mềm yếu... Thịt gà luộc, làm gỏi; hoặc hầm với cà rốt, khoai tây, gia vị; hoặc nấu cháo gạo tẻ đậu xanh; hoặc làm gỏi ngó sen cà rốt, hành tây.
Le le (vịt trời): vị ngọt, tính bình, không độc. Tác dụng ích khí, bổ trung, tiêu thực, hóa trệ,... Chữa chứng tỳ thận khí hư ăn uống kém, S*nh l* yếu, mồ hôi nhiều... Le le nấu với củ cải, cà rốt, nấm hương, hành ngò gia vị; hoặc nấu cháo, nấu súp, luộc ăn đều tốt.
Cá chạch: vị ngọt, tính bình hơi ấm. Tác dụng: bổ huyết, ích khí, mạnh dương... Dùng rất tốt với người bị chứng dương khí hư chịu lạnh kém; miệng khô khát, viêm mũi, xoang; đau tức ngực sườn; mụn lở, trĩ lâu lành, đau lưng, tiểu đục; phụ nữ có thai. Cá chạch kho với gừng, hành, tiêu, nghệ, gia vị; hoặc om, nấu lẩu ăn đều ngon.
Gà ác: vị ngọt, tính ẩm. Tác dụng ích khí, bổ huyết ích tinh tủy... Tác dụng tăng cường sức khỏe, rất tốt với người có tuổi suy nhược, thiếu máu, mệt mỏi, khó lên cân; cho phụ nữ mang thai sợ lạnh sợ gió; chóng mặt, nhức đầu, bệnh ốm lâu ngày; chức năng nội tạng yếu ăn kém, không sưởi ấm cơ thể... Gà ác nấu cháo với gạo tẻ, gừng, hành tiêu; hoặc tiềm hạt sen, đại táo, đảng sâm, nấm mèo; hoặc hầm ngải cứu đậu xanh ăn rất tốt.
Thịt chim bồ câu (cáp điểu nhục): vị mặn, tính bình, hơi ấm. Tác dụng bổ ngũ tạng, tăng cường khí huyết, mạnh dương, trừ cam tích, kích thích tiêu hóa. Dùng rất tốt với người dương khí hư sợ lạnh sợ gió, trẻ em còi cọc, người lớn gầy gò, mới ốm dậy, chứng liệt dương, thiếu máu, hoa mắt. Thịt chim bồ câu nấu cháo với tạo tẻ, đậu xanh; hoặc hầm khoai tây cà rốt.
Trứng vịt lộn: là vị Thu*c quý bổ khí huyết, trợ thận, ích trí não, sáng mắt... Dùng rất thích hợp với người bị hư nhược tay chân lạnh, chứng khí huyết hư, S*nh l* yếu, đau đầu chóng mặt, ù tai, huyết áp thấp, tóc rụng bạc sớm; trẻ em chậm lớn và các chứng liên quan đến khí huyết hư. Trứng vịt lộn ăn với rau răm, muối tiêu, tỏi gia vị; hoặc trứng vịt lộn ăn với lá mơ, rau răm, muối tiêu; hoặc trứng vịt lộn hầm lá ngải cứu, đậu xanh, gia vị, hành tiêu tỏi, tuần ăn vài lần, mỗi lần 1-2 quả.
Chủ đề liên quan:
thực phẩm