Khoa học hôm nay

1001 thắc mắc: Những loài động vật nào đoạt ngôi xấu xí nhất thế giới?

Cá mặt buồn, vượn cáo, chuột chũi trụi lông hay chuột chũi mũi sao... đều là những loại động vật được coi xấu xí nhất thế giới.

Cá mặt buồn

Blobfish, hay "cá mặt buồn", đã giành chức vô địch trong cuộc bình chọn những động vật xấu xí nhất hành tinh.

Cá mặt buồn sống ở những vùng biển có độ sâu lớn nên con người hiếm khi thấy chúng. Những vùng biển mà loài Blobfish sống bao gồm khu vực nước sâu ngoài khơi châu Úc và Tasmania.

Loài cá này lần đầu được tìm thấy tại các vùng biển thuộc New Zealand và Úc, ở độ sâu từ 600 đến 1.200m. Đây cũng là những địa điểm có áp suất cao hơn mặt biển khoảng 118 lần.

Khác với hầu hết các loại cá khác, blobfish không hề có bộ phận bong bóng nước - bộ phận cho phép cá nổi và bơi.

Do ở độ sâu như vậy, áp lực của nước sẽ khiến bong bóng cá trở nên vô dụng. Thay vào đó, blobfish được cấu tạo từ các khối gelatin nhão với mật độ nhẹ hơn nước, giúp chúng nổi lơ lửng dưới đáy đại dương.

Loài cá này còn đặc biệt ở chỗ chúng không hề sở hữu bất kỳ một mô cơ nào. Chúng sống ở nơi ít thức ăn vậy nên blobfish có cách săn mồi có phần... nhàn rỗi.

Blobfish lơ lửng trong nước, chờ đợi con mồi đi qua (thường là cua, nhím biển, động vật có vỏ...) rồi mở miệng nuốt trọn con mồi. Theo các khoa học gia, phương pháp săn mồi này giúp chúng tiết kiệm năng lượng một cách tối đa.

Cho đến nay, quá trình sinh sản của Blobfish vẫn là bí ẩn cần giải đáp đối với các nhà khoa học. Tất cả những gì khoa học biết chỉ là con cái sẽ đẻ hàng nghìn trứng nhỏ ngay dưới đáy đại dương, sau đó chính bản thân nó hoặc bạn tình sẽ ngồi ấp trứng cho đến khi trứng nở.

Chuột chũi trụi lông

Chuột chũi trụi lông (Heterocephalus glaber) đứng ngay sau cá Blobfish trong bảng xếp hạng loài vật xấu xí nhất hành tinh. Chúng là loài gặm nhấm sống ở miền đông châu Phi, cũng là loài duy nhất thuộc chi Heterocephalus. Do không có lông, lớp da của loài chuột chũi này gần như vô cảm với cảm giác đau đớn và những tác động của môi trường.

Chúng có lớp da nhăn nheo màu hồng, trụi lông và hàm răng kiếm, có xúc giác rất nhạy, có thể để thay thế đôi mắt gần như mù. chuột dũi trụi không lông có tuổi thọ cao hàng đầu trong số động vật gặm nhấm và sức khỏe luôn trong tình trạng tốt nhất trong suốt cả cuộc đời.

Chuột dũi không lông châu Phi có tổ chức xã hội cao, giống như ong hay mối... Đầu đàn là chuột nữ hoàng và chỉ chuột nữ hoàng mới có khả năng sinh con. Bình quân hằng năm, chuột dũi nữ hoàng có thể cho ra đời 100 con và cứ duy trì như vậy nó để cho đến khi nó được ít nhất 20 tuổi.

Chuội dũi trụi lông có khả năng loại bỏ những protein bị tổn thương một cách hiệu quả, đồng thời giữ lại những protein ổn định và có chất lượng cao. Nhờ đó, chúng không mang những biểu hiện thông thường của sự lão hóa như suy giảm chức năng não. Một số nhân tố khác cũng góp phần làm tăng tuổi thọ cho loài chuột này, như tốc độ trao đổi chất trong cơ thể rất thấp, iảm quá trình ôxy hoá (quá trình phá huỷ tế bào). Tuy bé nhỏ nhưng có thể sống lâu tới trên 30, và có thể sinh sản ở tuổi rất già.

Loài ếch dưới nước Titicaca

Telmatobius culeus được xem là loài lưỡng cư sống hoàn toàn dưới nước lớn nhất thế giới, với chiều dài thân trung bình lên tới 14,5 cm. Một báo cáo vào năm 1970 của nhà thám hiểm người Pháp Jacques Yves Cousteau còn ghi nhận một cá thể dài 50 cm khi duỗi thẳng chân và nặng hơn 1 kg.

Chúng mang tên hồ nước mà chúng sinh sống tại Nam Mỹ. Lớp da nhăn nheo có thể thay đổi kích cỡ khiến loài ếch này trở nên vô cùng kì dị và độc đáo.

Đúng như tên gọi, ếch Titicaca chỉ được tìm thấy tại hồ Titicaca ở biên giới Peru - Bolivia. Chúng có thể sống bên dưới đáy hồ, cách mặt nước 120 m, một kỷ lục về độ sâu trong thế giới loài ếch.

Telmatobius culeus hiện được xếp vào nhóm động vật "cực kỳ nguy cấp" bởi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Ô nhiễm nguồn nước, bệnh dịch và nạn săn bắt quá mức để lấy thịt và da là nguyên nhân chính đẩy quần thể loài tới bờ vực tuyệt chủng.

Chuột chũi mũi sao

Chuột chũi mũi sao (Condylura cristata) sống ở những vùng ẩm ướt ở miền đông Canada và đông bắc nước Mỹ. Chiếc mũi giống hình một bông hoa khiến chúng trở nên vô cùng độc đáo và kì lạ.

Nếu bạn chưa bao giờ trông thấy chúng thì cũng đúng thôi vì đa số thời gian chúng lẩn trốn dưới mặt đất, đào hầm. Chúng dùng chiếc mũi quái dị xòe ra 22 cái gai thịt tựa như các xúc tu để dò đường và tìm kiếm giun hoặc những con côn trùng khác sống dưới đất để ăn, vì trong hang tối om, mắt trở thành vô dụng.

Khỉ Aye-aye

    Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, thiên thạch áp sát Trái Đất: Phản ứng của nhà khoa học còn gây bất ngờ hơn

  • 'Mưu kế ngầm' trong cuộc đua sống ngoài hành tinh: Mỹ-Trung bước vào trận đấu độc nhất vô nhị

Khỉ Aye-aye là loài động vật có nguồn gốc tại quần đảo Madagascar. Vẻ ngoài cực kỳ xấu xí khiến loài khỉ này bị coi là điềm dữ và trở thành mục tiêu của những cuộc tàn sát. Hiện tại, khỉ Aye-aye chỉ còn sống ở vùng rừng phía đông Madagascar.

Khỉ Aye Aye khá nhỏ bé, nặng khoảng 3 kg, với chiều dài cơ thể chỉ vào khoảng 25-40cm. Tuổi thọ của loài này trung bình là 10 năm tuổi. Hiện loài khỉ Aye Aye ở trong tình trạng cực kỳ nguy cấp. Nếu không được bảo vệ, trong thời gian không xa, loài khỉ Aye Aye sẽ chỉ còn xuất hiện trong sách vở.

Người ta tin rằng loài khỉ Aye Aye sẽ mang đến cái ch*t, chính vì thế khi gặp chúng phải bắt và đâm hỏng mắt của chúng.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/1001-thac-mac-nhung-loai-dong-vat-nao-doat-ngoi-xau-xi-nhat-the-gioi-20200821153622966.htm)

Tin cùng nội dung

  • Trẻ em dễ bị động vật cắn, húc nhất, vì bản tính trẻ em rất hiếu động và tò mò hay trêu chọc súc vật và chưa lường hết được sự nguy hiểm.
  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY