Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

12+ cách chữa bệnh gút tại nhà đơn giản, hiệu quả (gout)

Nhiều cách chữa bệnh gout tại nhà đơn giản nhưng cho hiệu quả bất ngờ. Bạn có thể dùng bài Thu*c từ lá tía tô trị gout hoặc áp dụng 14 mẹo sau

nhiều cách chữa bệnh gút tại nhà có tác dụng tích cực trong việc làm giảm axit uric, chống sưng đau khớp, đẩy nhanh hiệu quả điều trị bệnh. dưới đây bài viết sẽ tổng hợp lại một số mẹo trị bệnh đơn giản để bạn tham khảo.

15 cách chữa bệnh gút tại nhà

Bệnh gút (hay còn gọi là bệnh gout) là một dạng viêm khớp xảy ra khi có hiện tượng rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể. Điều này khiến cho hàm lượng axit uric trong máu tăng cao và lắng đọng thành các tinh thể muối urat tại khớp khiến cho khớp bị sưng và đau nhức dữ dội.

Có nhiều mẹo trị bệnh tự nhiên được dân gian sử dụng để đối phó với bệnh gout tại nhà thay thế cho Thu*c điều trị trong tây y. được áp dụng phổ biến nhất là 15 cách dưới đây.

1. Điều trị bệnh gút tại nhà bằng lá vối

Lá vối có đặc tính thanh nhiệt, giải độc, đồng thời cung cấp một lượng chất kháng sinh tự nhiên giúp giảm viêm, chống nhiễm khuẩn tại khớp. đây chính là lý do vì sao dân gian thường sử dụng loại lá này để làm Thu*c chữa bệnh gout.

Cách thực hiện:

    Hái 1 nắm lá vối tươi đem rửa sạch tạp chất

2. Mẹo trị bệnh gout bằng lá tía tô

Chiết xuất từ tinh dầu lá tía tô chứa một số thành phần quý như perilla aldehyde hay phenylpropanoid . Những chất này có tác dụng giảm axit uric trong máu, tiêu diệt vi khuẩn, giảm sưng viêm tại khớp, đồng thời làm giãn mạch, kích thích bơm máu đến nuôi dưỡng tổn thương.

Ngoài việc tăng cường bổ sung lá tía tô vào chế độ ăn hàng ngày, bạn có thể dùng lá tía tô chữa bệnh gout tại nhà theo những cách sau:

    Cách 1: Lấy 6 – 12g lá tía tô đem đun sôi với 1 lít nước trong 10 phút. Gạn nước chia uống nhiều lần trong ngày khi còn ấm
  • Cách 2: Giã nát lá tía tô, đem xào lên cho ấm rồi bọc vào trong một miếng vải mỏng. Chườm trực tiếp vào khớp bị gút.

>> Tham khảo thêm: Cách chữa bệnh gút bằng lá tía tô có hiệu quả không?

3. Mẹo trị bệnh gút bằng giấm táo

Giấm táo được sử dụng rộng rãi cả trong ẩm thực, làm đẹp lẫn trị bệnh. Các thành phần axit tự nhiên được tìm thấy trong nguyên liệu này có đặc tính chống oxy hóa, kháng viêm, bảo vệ các mô tại khớp, qua đó làm giảm cơn đau trong các đợt gút cấp.

Để sử dụng, bạn hãy lấy 1 thìa cà phê giấm táo đem pha với 200ml nước ấm. Mỗi ngày uống hỗn hợp này 2 lần trước khi ăn khoảng 20 phút. Có thể pha thêm vào một chút mật ong cho dễ uống.

4. Cách chữa bệnh gút tại nhà bằng lá lốt

Lá lốt giúp giữ ấm các khớp khi trời lạnh, đồng thời bổ sung tinh chất kháng khuẩn giảm đau tự nhiên. Sử dụng đúng cách sẽ giúp xoa dịu cơn đau nhức khớp, giảm hiện tượng sưng viêm, nóng đỏ tại khớp bị ảnh hưởng.

Để điều trị bệnh gút bằng lá lốt, dân gian có 2 cách sau:

    Cách 1: Uống nước sắc lá lốt

Hàng ngày, lấy 5 – 10g lá lốt khô ( tương đương khoảng 15 – 30g lá tươi . Rửa sạch, cho vào ấm sắc với 3 bát nước cho cạn còn 1 bát. Gạn ra uống sau bữa ăn khoảng 30 phút. Sau 10 ngày sử dụng nên đi tái khám để theo dõi được kết quả.

    Cách 2: Ngâm nước lá lốt

Đem 30g lá lốt nấu sôi kỹ với 1 lít nước và 1 thìa cà phê muối ăn. Gạn nước ra một cái chậu nhỏ, chờ cho nguội còn khoảng 40 – 45 độ thì ngâm khớp bị gút vào cho đến khi nước nguội hẳn. Hơi ấm cùng các chất có trong lá lốt sẽ thấm sâu vào trong khớp giúp giảm đau, ức chế phản ứng viêm và tăng cường lưu thông máu, tạo điều kiện cho tổn thương tại khớp nhanh lành.

5. Trị bệnh gút bằng baking soda

Baking soda được biết đến với khả năng kháng viêm, làm giảm sự hình thành của axit uric trong máu.

– Cách 1: Dùng baking soda nguyên chất

    Lấy 1/2 thìa cà phê baking soda cho vào 150 ml nước

– Cách 2: Baking so da kết hợp với chanh

Chanh có thể giúp kiềm hóa, trung hòa axit uric dư thừa và hỗ trợ đào thải chất này ra khỏi cơ thể. do vậy mà dân gian thường kết hợp chanh cùng baking soda với mong muốn đạt được hiệu quả nhanh hơn.

    Lấy 1/2 quả chanh vắt lấy nước cốt trộn chung với 1/2 thìa baking soda

6. Bài Thu*c trị bệnh gút từ lá trầu không

Lá trầu không có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh gút bằng cách bổ sung các hoạt chất eugenol, chavicol và eugenol. chúng hoạt động bằng cách kháng viêm, giảm đau, kích thích tái tạo các tế bào bị hư tổn tại khớp và điều chỉnh các rối loạn chuyển hóa bên trong cơ thể, giảm axit uric trong máu.

Bạn có thể lấy lá trầu không nấu nước ngâm khớp mỗi ngày 1 lần vào buổi tối để ngăn chặn các cơn đau nhức xuất hiện vào ban đêm, giúp ngủ ngon giấc hơn. ngoài ra, nhiều người còn truyền tai nhau cách chữa bệnh gout tại nhà bằng lá trầu không như sau:

    Chuẩn bị 1 trái dừa xiêm và 100g lá trầu không

7. Chườm nóng/lạnh giảm đau nhức, chống viêm tại khớp bị gút

Đây là mẹo chữa bệnh gút tự nhiên áp dụng liệu pháp nhiệt để giảm sưng khớp, cắt đứt cơn đau một cách tạm thời. với cách này, bạn chỉ cần lấy một túi nước đá hoặc chai nước nóng chườm lên khớp bị ảnh hưởng trong 15 – 20 phút. lặp lại vài lần trong ngày cơn đau nhức sẽ được xoa dịu đáng kể.

8. Dùng đậu xanh chữa bệnh gút

Đậu xanh là thực phẩm khá quen thuộc nhưng ít ai ngờ rằng nguyên liệu này còn được sử dụng như một vị Thu*c chữa nhiều bệnh, chẳng hạn như zona thần kinh, tiểu đường, mất ngủ và cả bệnh gút.

Theo y học cổ truyền, đậu xanh có đặc tính giải nhiệt, tiêu độc, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch. Nguyên liệu này cũng bổ sung một lượng lớn chất xơ có khả năng làm giảm hấp thu chất đạm, ngăn chặn sự tích tụ của axit uric.

Cách chữa bệnh gút tại nhà bằng đậu xanh như sau:

    Mỗi ngày lấy 1 bát đậu xanh, rửa sạch

** lưu ý: do có tác dụng hạ áp, bệnh nhân có vấn đề về huyết áp khi sử dụng đậu xanh chữa bệnh gút nên thường xuyên theo dõi huyết áp để đảm bảo chỉ số này luôn được duy trì ở ngưỡng an toàn.

9. Bài Thu*c chữa bệnh gout tại nhà từ gừng

Sở hữu hàm lượng zingeron và shogaol dồi dào, gừng được sử dụng như một phương Thu*c kháng viêm, giảm đau tự nhiên dành cho người bị gút. cách đơn giản nhất để tận dụng những lợi ích tuyệt vời từ gừng đó chính là pha trà uống mỗi ngày từ 2 – 3 tách.

Ngoài ra, gừng còn được kết hợp với bột nghệ và bột cỏ cà ri để tăng công dụng điều trị. Cách thực hiện như sau:

    Chuẩn bị gừng, nghệ và cỏ cà ri đem phơi khô

10. Trị gút bằng lá sa kê

Giàu polyphenol lá sa kê có khả năng chống oxy hóa, điều chỉnh rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể là nguyên nhân gây nên bệnh gút. Ngoài ra, trong đông y lá sa kê còn là dược liệu có đặc tính lợi tiểu nên giúp hỗ trợ cơ thể đào thải bớt lượng axit uric dư thừa ra khỏi máu.

    Cách 1: Lấy 5 cái lá sa kê già đem đun với nước sôi uống hàng ngày thay cho trà
  • Cách 2: Kết hợp 2 cái lá sa kê già với 5g cây cỏ xước và 10g dưa chuột. Cả ba băm nhỏ đem đun sôi kỹ lấy nước uống.

11. Dùng chuối hột chữa bệnh gút

Đây cũng là một trong những cách chữa bệnh gút tại nhà đang được nhiều người áp dụng. người bệnh có thể sử dụng chuối hột rừng hay chuối hột thổ cư đều được. khi làm Thu*c nên kết hợp cùng một số vị Thu*c nam khác để rút ngăn thời gian điều trị bệnh.

Cách sử dụng:

    Chuẩn bị: Chuối hột (3g), củ dạ vũ (4g),bạt kế (2g), khổ qua (1g)

12. Bài Thu*c trị bệnh gút tại nhà từ đậu đen và nước dừa

Ngoài kết hợp với lá trầu không, nước dừa còn được sử dụng chung với đậu đen để trị bệnh gút. Đậu đen sở hữu đặc tính kháng viêm, chống oxy hóa mạnh nên giúp giảm thiểu tác hại tại khớp bị gút. Khi kết hợp với nước dừa còn ngăn chặn sự lắng đọng của các tinh thể muối urat tại khớp.

Cách sử dụng:

    Lấy 1/3 bát đậu đen đem ngâm với nước ấm khoảng 1 tiếng

13. Chữa bệnh gút bằng lá ổi non

Trong dân gian, lá ổi non được sử dụng làm Thu*c chữa nhiều bệnh như tiêu chảy, đau bụng, mụn trứng cá, viêm da và cả bệnh gút. Nghiên cứu đã chỉ ra, trong thành phần của lá ổi có chứa nhiều tanin giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng đau tại khớp.

Cách sử dụng:

    Dùng 20g lá và búp ổi non kết hợp với đậu bắp và lá sa kê mỗi vị 100g

14. Điều trị bệnh gút bằng cây sói rừng

Đông y ghi nhận, cây sói rừng là dược liệu có khả năng giảm đau, diệt khuẩn, tiêu trừ độc tố và axit dư thừa ra khỏi cơ thể. Chính nhờ tác dụng này mà cây sói rừng được dùng để điều trị các vấn đề liên quan đến xương khớp, chẳng hạn như viêm khớp hay bệnh gút.

Cách sử dụng:

    Dùng 15 – 30g rễ cây sói rừng, rửa sạch đất cát

15. Cách chữa bệnh gút tại nhà bằng các món ăn bài Thu*c

Yếu tố dinh dưỡng cũng đóng góp một phần quan trọng trong quá trình điều trị bệnh gout. Bên cạnh việc loại bỏ các thực phẩm giàu axit uric ra khỏi thực đơn, người bệnh được khuyến cáo nên thường xuyên sử dụng các món ăn bài Thu*c dưới đây để đẩy nhanh tốc độ phục hồi của bệnh.

– Món tàu hũ ky xào thịt gà và củ mài:

    Chuẩn bị: Thịt gà và củ mài mỗi thứ 1 lạng, tàu hũ ky 2 lạng, gừng tươi, hành lá và các gia vị thông dụng.
  • Cách chế biến: 

Thịt gà bóp muối rửa cho sạch rồi chặt miếng vừa ăn, ướp với chút gừng và gia vị 10 phút cho thấm. Tàu hũ ky mua về ngâm nước cho mềm, vớt ra cho ráo nước, cắt nhỏ. Củ mài gọt sạch vỏ, thái mỏng.

Khi nấu, phi hành cho thơm, bỏ gà vào xào cho chín tái rồi tiếp tục cho các nguyên liệu còn lại vào xào chín, nêm gia vị vừa miệng. Múc hỗn hợp ra đĩa, rải chút hành lá và tiêu lên trên ăn khi còn nóng. Dùng món này thường xuyên có tác dụng giảm đau nhức khi bị gút, bồi bổ cơ thể và giúp người bệnh ăn uống ngon miệng hơn.

– Món cháo hạt dẻ gạo nếp

    Chuẩn bị: 30g hạt dẻ và 50g gạo nếp

Hai nguyên liệu trên đem nghiền thành bột. Cho vào nồi quậy chung với 750ml nước rồi nấu thành cháo. Ăn hết một lần trong ngày. Mỗi tuần ăn 2 – 3 lần để hỗ trợ điều trị bệnh gout.

– Món rau diếp cá nấu lê:

    Chuẩn bị: 1 quả lê to, 1 bó rau diếp cá, đường trắng
  • Cách chế biến:

Trước tiên, bạn nhặt lấy ngọn non và lá của rau diếp cá đem rửa sạch với nước muối. Đem sắc với 800ml nước trong 30 phút. Lọc lấy nước.

Lê bỏ lõi bên trong, để cả vỏ bằm nhuyễn. Sau đó cho vào nồi nấu chung với nước rau diếp cá và một lượng đường trắng vừa đủ đến khi lê chín mềm. Để nguội, chia làm 2 lần ăn trong ngày. Dùng cả cái và nước.

Trong quá trình áp dụng những cách chữa bệnh gút tại nhà ở trên, người bệnh chú ý kiên trì kết hợp tập thể dục mỗi ngày và uống nhiều nước để sớm thấy được hiệu quả. đây là mẹo trị bệnh tự nhiên nên chỉ giúp kiểm soát được triệu chứng bệnh trong những trường hợp bị gút nhẹ. trước khi bắt tay vào thực hiện, bạn nên tiến hành thăm khám trước để đánh giá được tình trạng bệnh và tham vấn ý kiến bác sĩ về việc tự chữa trị bệnh tại nhà.

Bạn cần biết: 

    Hướng dẫn cách ngâm chân chữa Gút vô cùng đơn giản

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/cach-chua-benh-gut-tai-nha)

Tin cùng nội dung

  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Bệnh ung thư có thể được phòng ngừa bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong đó nhiều loại gia vị và thảo mộc tự nhiên giá rẻ có khả năng giúp bạn tăng sức đề kháng với căn bệnh này.
  • Theo Đông y, húng quế vị cay, nóng, thơm dịu. Có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm đau, lợi tiểu, lương huyết.
  • Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình Việt trong những ngày hè mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh.
  • Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
  • Bệnh gút (gout, hay bệnh thống phong) là căn bệnh đặc trưng bởi cơn đau dữ dội và bất ngờ, sưng tấy và đau khi ấn lên các khớp xương, thường là khớp ngón chân cái. Bệnh gút, một dạng phức tạp của viêm khớp, có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai. Đàn ông thường bị nhiều hơn, nhưng phụ nữ cũng có nguy cơ mắc bệnh sau khi mãn kinh.
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY