Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

14 sai lầm khi cho trẻ ăn cha mẹ thường mắc phải, gây ảnh hưởng xấu về lâu dài

Dưới đây là những sai lầm các bậc phụ huynh thường mắc phải khi cho trẻ ăn có thể gây ảnh hưởng xấu đến trẻ về lâu dài.

Dùng đồ ngọt để dụ trẻ

Rất nhiều cha mẹ áp dụng cách này để dụ con làm việc gì đó. Tuy nhiên thức ăn không nên dùng làm phần thưởng bởi sẽ tạo cho con quan niệm rằng đồ ăn ngọt là \"tốt\", dẫn đến lựa chọn thực phẩm thiếu lành mạnh khi trẻ lớn lên.

Tạo áp lực bắt trẻ ăn

Nghiên cứu chỉ ra rằng bắt ép trẻ ăn quá mức sẽ dẫn tới tâm lý hoảng sợ và cảm xúc tiêu cực với món ăn mà trẻ bị bắt ép ăn khi còn nhỏ.

Cất giấu các món ăn vặt không lành mạnh ngoài tầm với của trẻ

Cha mẹ thường làm điều này vì biết trẻ rất kém kiểm soát bản thân và có thể ăn quá nhiều đồ ăn vặt.

Tuy nhiên nghiên cứu cho thấy hành động này sẽ khiến trẻ ăn vặt nhiều hơn khi không ở nhà.

Cách tốt nhất là chỉ nên mua các đồ ăn vặt lành mạnh, để chúng trong tầm với của trẻ.

Nấu món rau không hấp dẫn

Trẻ thường lười ăn rau, cho nên hãy làm món rau hấp dẫn và thơm ngon hơn với một chút nước sốt, bơ hay phô mai,... Có thể trang trí món ăn cho bắt mắt, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Cho phép con kén ăn

Cha mẹ nên khuyến khích trẻ ăn uống lành mạnh, đủ chất. Việc này ban đầu có thể khó khăn nhưng nếu bỏ ra nhiều cố gắng, ngay cả những đứa trẻ ngang ngạnh nhất cũng có thể thay đổi.

Cho con ăn suất ăn quá lớn

Dạ dày của trẻ nhỏ hơn của người lớn, do đó đừng cho trẻ ăn phần ăn quá lớn. Việc này sẽ dẫn tới ăn quá mức và tạo thói quen ăn uống tiêu cực sau này.

Không cho con tham gia nấu ăn

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cho trẻ tham gia vào quá trình chuẩn bị bữa cơm, từ mua thực phẩm tới làm món ăn, sẽ khiến trẻ có xu hướng thích ăn thực phẩm lành mạnh hơn.

Không cho phép trẻ nghịch đồ ăn

Nhiều cha mẹ sẽ khó chịu khi trẻ lấy đồ ăn làm đồ chơi. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em sẽ thích những thực phẩm mà chúng từng được nghịch hơn.

Không trang trí món ăn đủ màu sắc

Nhiều trẻ em thích vẽ tranh và làm thủ công, nguyên nhân chính là bởi các thú vui này có nhiều màu sắc.

Theo nghiên cứu của ĐH Cornell, trẻ cũng thích ăn uống hơn khi đồ ăn có nhiều màu sắc.

Ngoài ra bạn cũng có thể trang trí đồ ăn với nhiều hình thù khác nhau, chẳng hạn hình mặt cười.

Tỏ ra kén ăn trước mặt con

Việc cha mẹ kén ăn trước mặt con sẽ khiến con học theo. Cha mẹ cần làm tấm gương cho con nếu muốn con ăn uống tốt hơn.

Cho con vừa ăn vừa xem TV

Nghiên cứu cho thấy 1/3 các bậc phụ huynh cho phép con vừa ăn vừa xem TV. Tuy nhiên đây là thói quen rất không lành mạnh bởi nó dẫn tới việc ăn nhiều hơn tới 10% calo.

Ăn kiêng trước mặt con

Cha mẹ cần ý thức tác động của việc ăn kiêng trước mặt con. Trẻ thường thích hay không thích các món ăn nào đó giống với cha mẹ.

Bởi vậy khi nhìn thấy cha mẹ ăn kiêng, trẻ có thể bị rối loạn ăn uống trong tương lai vì tiếp xúc với thói quen ăn kiêng từ quá sớm.

Trao thưởng cho con bằng đồ ăn

Nhiều cha mẹ dùng cách này để đối phó với con cái, ví dụ họ sẽ hứa cho con ăn bánh quy nếu làm hết bài tập về nhà.

Tuy nhiên bạn nên tránh điều này bởi nghiên cứu cho thấy nó có thể dẫn tới việc ăn theo cảm xúc (emotional eating) khi trẻ lớn lên.

Cho con ăn vặt quá nhiều

Nhiều trẻ thường đòi ăn vặt trước bữa ăn. Tuy nhiên cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn vặt sẽ khiến trẻ bị no trước bữa và ăn được ít đồ ăn lành mạnh hơn.

Các nhà nghiên cứu khuyến cáo không cho trẻ ăn quá 2 phần snack 100 calo mỗi ngày.

Theo Hoàng Nguyên/ Gia Đình Mới

https://www.giadinhmoi.vn/14-sai-lam-khi-cho-tre-an-cha-me-thuong-mac-phai-gay-anh-huong-xau-ve-lau-dai-d39009.html

Theo Gia Đình Mới

Link bài gốc

Copy link

https://www.giadinhmoi.vn/14-sai-lam-khi-cho-tre-an-cha-me-thuong-mac-phai-gay-anh-huong-xau-ve-lau-dai-d39009.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/bai-hoc-lam-me-109/14-sai-lam-khi-cho-tre-an-cha-me-thuong-mac-phai-gay-anh-huong-xau-ve-lau-dai-358571)

Tin cùng nội dung

  • Dưỡng chất cần thiết cho trẻ em ung thư như chất đạm, đường (carbohydrate), chất béo, nước, vitamin và khoáng chất. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu đặc biệt của con bạn và lên kế hoạch ăn uống cụ thể.
  • Điều trị ung thư và chính bản thân bệnh ung thư có thể làm con bạn thay đổi về hương vị và mùi vị,sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ.
  • Điều trị ung thư sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng. Một số tác dụng thường gặp hơn có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rõ về xử lý những người hành nghề trái phép và Ph* thai cho trẻ vị thành niên.
  • Nhà mỗi cậu quý tử độc đinh, từ nhỏ tới lớn cậu muốn gì cha mẹ chiều nấy, còn mỗi vớt trăng dưới nước, hái sao trên trời là cậu chưa được toại nguyện.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY