Kinh tế xã hội hôm nay

2 trẻ em bị bạo hành ở trường THCS Nguyễn Văn Tố: Cần làm rõ trách nhiệm pháp lý của các cá nhân, đơn vị liên quan

(MangYTe) – Khi trẻ em có hành vi vi phạm pháp luật, cần có những biện pháp giáo dục phù hợp như nhắc nhở, cải tạo để trở thành công dân tốt, chứ không nên có những hành vi đánh đập dã man.

Sự việc xảy ra vào khuya ngày 31/3 tại trường THCS Nguyễn Văn Tố, phường 14, quận 10, TP Hồ Chí Minh.

Đoạn clip dài hơn 1 phút, ghi lại cảnh 2 trẻ em sinh năm 2007 ngồi trong phòng giám thị trường thcs nguyễn văn tố, bị bảo vệ dân phòng khu phố 12, phường 14, quận 10, tp hồ chí minh liên tục đấm, đá, tát vào mặt.

Trả lời báo chí về sự việc xảy ra, ông nguyễn vi tường thụy - hiệu trưởng trường thcs nguyễn văn tố cho biết, gần đây nhà trường liên tục bị trộm áo khoác, thức ăn... cho nên nhà trường đã tăng cường giáo viên và công an phường hỗ trợ.

dư luận bức xúc trước hành vi bảo vệ dân phòng đã đánh, đấm dã man 2 trẻ em. ảnh cắt từ clip.

Đến tối 31/3, khi phát hiện có 2 thiếu niên trèo qua tường để vào trường, bảo vệ trường đã tri hô và bắt được 2 trẻ em...

Sự việc sau đó như đã diễn ra trong clip, bảo vệ dân phòng đã có những cú đấm, đá lên gối, vào mặt, vào đầu... của 2 trẻ em. lúc này, 2 trẻ em chỉ biết lấy tay che chắn.

Người đàn ông trong trang phục bảo vệ dân phòng còn có những lời nói thô tục, chửi, gặng hỏi 2 thiếu niên về hành vi trộm cắp. xung quanh căn phòng còn có ít nhất 5 người đàn ông khác chứng kiến nhưng chỉ có một người đàn ông cởi trần can thiệp rất hời hợt.

Ngay khi biết thông tin việc xảy ra, ngày 2/4, cục trẻ em, bộ lđtb&xh đã có công văn đề nghị sở lđtb&xh tp hồ chí minh, công an tp hồ chí minh và các cơ quan liên quan kiểm tra, xác minh thông tin và xác định trách nhiệm pháp lý của các cá nhân, đơn vị, tổ chức có liên quan.

Đồng thời thực hiện nghiêm chỉ thị số 23/ct-ttg của thủ tướng chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em, trong đó quy trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương khi để xảy ra các vụ việc vi phạm quyền trẻ em.

Cục trẻ em yêu cầu thực hiện hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị xâm hại theo quy định của nghị định số 56/2017/nđ-cp.

Trao đổi với báo chí, cục trưởng cục trẻ em đặng hoa nam cho rằng đây là sự việc đáng tiếc khi hành vi bạo lực đối với trẻ em xảy ra trong trường học và người gây ra hành vi này lại mặc đồng phục bảo vệ dân phòng. vì thế, cần phải làm rõ trách nhiệm về mặt pháp lý của cá nhân có liên quan.

Theo ông đặng hoa nam cho rằng, trong vụ việc này có hai hành vi, một là bạo lực đối với trẻ em và hai là dấu hiệu hành vi trẻ em vi phạm pháp luật. hai hành vi này cần phải xử lý riêng rẽ, theo quy định của pháp luật.

“khi trẻ em vi phạm pháp luật, cần có những biện pháp giáo dục phù hợp như nhắc nhở, cải tạo để trở thành công dân tốt, chứ không nên có những hành vi đánh đập dã man” – ông đặng hoa nam nói.

Cục trưởng cục trẻ em đặng hoa nam đề nghị các cơ quan chức năng sớm vào cuộc, hỗ trợ, can thiệp kịp thời cho các em. trách nhiệm can thiệp, trợ giúp 2 trẻ em 14 tuổi này thuộc về chính quyền sở tại – nơi xảy ra vụ việc.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/2-tre-em-bi-bao-hanh-o-truong-thcs-nguyen-van-to-can-lam-ro-trach-nhiem-phap-ly-cua-cac-ca-nhan-don-vi-lien-quan-414841.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY