Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

22 người dân TP.HCM dự thánh lễ tôn giáo tại Malaysia cùng bệnh nhân 61

Các ngành chức năng TP.HCM vừa xác định được 22 người dân ở đây có tham dự thánh lễ tôn giáo cùng với bệnh nhân thứ 61 diễn ra ở Malaysia. Cả 22 trường hợp trên đã được lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm và đang chờ kết quả.

TP.HCM còn 13 người nghi nhiễm COVID-19 đang chờ kết quả

TP.HCM ra thông báo khẩn liên quan đến một cô gái nghi nhiễm COVID-19

Người chưa phát bệnh COVID-19 gần như không thể lây bệnh

TP.HCM ra thông báo khẩn truy tìm hành khách trên 3 chuyến bay

Dịch COVID-19: Bình Thuận đóng cửa các điểm giải trí, thể thao

Nửa đêm đến Bình Thuận chống dịch COVID-19, BV Chợ Rẫy được thưởng nóng​

TP.HCM không cho nhập cảnh tàu Silver Spirit chở hơn 800 khách nước ngoài

Ngày 19.3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho hay đến thời điểm này TP.HCM đã xác định được 667 người tiếp xúc với 9 ca nhiễm COVID-19 mới trên địa bàn TP.HCM (các bệnh nhân 32, 45, 48, 53, 54, 64, 65, 66, 75). Trong đó, nhiều nhất phải kể đến là bệnh nhân thứ 48 ngụ ở chung cư Hòa Bình ( đường Lý Thường Kiệt, quận 10) đã tiếp xúc gần với 195 người ở chung cư này; kế đến là bệnh nhân số 53 (quốc tịch Czech) tiếp xúc với 159 người; bệnh nhân thứ 54 (quốc tịch Latvia) tiếp xúc 133 người... Điều đáng nói, trước đó bệnh nhân thứ 54 này đã ở tại 2 nơi đông người là một khách sạn trên đường Bùi Viện ( quận 1) và tòa nhà Saigon Royal (đường Bến Vân Đồn, quận 4) nên hiện cả hai này đã được các ngành chức năng phong tỏa, cách ly.

Ngoài ra, TP.HCM cũng đã xác định được rất nhiều người dân TP tiếp xúc với các bệnh nhân nhiễm COVID-19 khác. Đặc biệt, TP đã xác định được 22 người tham dự thánh lễ tôn giáo tại Malaysia với bệnh nhân 61 nhiễm COVID-19 ở Ninh Thuận. Hiện cả 22 trường hợp trên đều đã được lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm và đang chờ kết quả.

Trong khi đó, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP, số người cách ly tại các khu cách ly tập trung của TP và quận huyện đã tăng lên chóng mặt. Nếu như ngày hôm qua (18.3), tổng số người bị cách ly tại các khu cách ly tập trung của TP chỉ 1.199 người thì hôm nay (19.3) đã tăng hơn gấp đôi, lên 2.469 người, gồm: 858 người ở khu cách ly tập trung tại ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM (quận Thủ Đức); 854 người ở khu cách ly tập trung tại Trường quân sự Quân khu 7 (quận 12); 391 người ở khu cách ly tập trung huyện Củ Chi; 204 người ở khu cách ly tập trung tại Sư đoàn 317 (huyện Hóc Môn); 95 người ở khu cách ly tập trung tại huyện Nhà Bè và 67 người ở khu cách ly tập trung tại Bệnh viện quận 7.

Riêng các trường hợp cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung của quận huyện, tại nhà, tại nơi lưu trú có sự biến động tăng không đáng kể. Trong đó số người còn đang cách ly tập trung tại các cơ sở cách ly của quận huyện là 497 người; còn ờ nhà, nơi ưu trú là 615 người.

ThS-BS Nguyễn Trí Dũng – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết TP sẽ tiếp tục tổ chức cách ly người nhập cảnh để phòng chống dịch COVID-19; tăng cường rà soát, xác minh các trường hợp tiếp xúc hoặc có liên quan đến các trường hợp mắc bệnh mới để cách ly theo dõi; đồng thời tiếp tục rà soát, xác minh hành khách trên các chuyến bay có người mắc bệnh.

Tăng cường tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai các cơ sở cách ly kiểm dịch cộng đồng; giám sát việc tổ chức cách ly tại nhà; triển khai các hoạt động truyền thông nguy cơ và giám sát ở cộng đồng, bến xe để kiểm soát nguy cơ lây nhiễm từ các vùng dịch, ổ dịch trong nước.

“Lúc này người dân cần phải bình tĩnh và hành động theo hướng dẫn của ngành y tế. Đặc biệt, người dân phải rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn nồng độ cồn y tế trên 60 độ; tôn trọng, giúp đỡ người khác, đặc biệt là người nhiễm, người nghi nhiễm, người có tiếp xúc với người bệnh”, bác sĩ Dũng khuyến cáo.

Hồ Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://motthegioi.vn/thoi-su-c-66/22-nguoi-dan-tphcm-du-thanh-le-ton-giao-tai-malaysia-cung-benh-nhan-61-134471.html)

Tin cùng nội dung

  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY