Tin y tế hôm nay

Tin y tế

2,5 tỷ người gặp vấn đề thính giác vào năm 2050

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một phần tư dân số thế giới sẽ gặp phải các vấn đề về thính giác vào năm 2050.

WHO kêu gọi các nước đầu tư vào việc phòng ngừa và điều trị các bệnh lý về thính giác. Theo báo cáo có quy mô toàn cầu đầu tiên của WHO về vấn đề thính giác, các nguyên nhân gây bệnh gồm nhiễm trùng, bệnh tật, dị tật bẩm sinh, phơi nhiễm tiếng ồn và thói quen sinh hoạt. Trong đó phơi nhiễm tiếng ồn và thói quen sinh hoạt là nguyên nhân có thể ngăn ngừa được.

Báo cáo đề xuất hàng loạt biện pháp khắc phục với chi phí ước tính trung bình 1,33 USD (tương đương khoảng 30.000 đồng) cho mỗi người trong một năm. Các biện pháp được đề xuất gồm giảm tiếng ồn trong không gian công cộng, tăng cường tiêm chủng ở các bệnh viện như tiêm phòng virus viêm màng não - một loại virus có thể gây mất thính lực.

Báo cáo cũng chỉ ra các thiệt hại nếu vấn đề này không được giải quyết. "ước tính khoảng 1.000 tỷ usd bị mất mỗi năm nếu chúng ta thất bại trong việc giải quyết các vấn đề một cách thỏa đáng", tổng giám đốc who tedros adhanom ghebreyesus nói.

Ông cho biết thêm: "Mặc dù gánh nặng tài chính là rất lớn, nhưng thiệt hại không thể định lượng được là nỗi đau khổ do mất khả năng giao tiếp, giáo dục và tương tác xã hội".

Theo báo cáo, hiện cứ 5 người có một người gặp các vấn đề về thính giác, tỷ lệ 20%. số người có nguy cơ mất có thể tăng hơn 1,5 lần trong ba thập kỷ tới, từ 1,6 tỷ theo số liệu 2019 lên 2,5 tỷ người. 700 triệu người trong số này sẽ gặp các vấn đề nặng phải điều trị.

Việc phát hiện sớm các vấn đề về thính giác giúp tăng cơ hội chữa khỏi. Ảnh: Shutterstock

Phát hiện sớm các vấn đề về giúp tăng cơ hội chữa khỏi. ảnh: shutterstock.

Nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về thính giác là thiếu khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc, đặc biệt là ở các quốc gia có thu nhập thấp, nơi có ít chuyên gia để điều trị cho người bệnh. gần 80% người sống ở các nước nghèo nên hầu như không được hỗ trợ.

Ngay cả ở các quốc gia giàu có với cơ sở vật chất tốt hơn, khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc cũng không đồng đều. thậm chí ở những nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thì kiến thức liên quan đến phòng ngừa, nhận biết sớm vấn đề mất thính lực, các vẫn còn thiếu.

Ngoài ra, việc thiếu thông tin kiến thức về bệnh và sự kỳ thị xung quanh cũng ngăn cản mọi người nhận được sự chăm sóc y tế cần thiết. who khuyến nghị nên sàng lọc có hệ thống để phát hiện bệnh kịp thời vào những giai đoạn quan trọng. uớc tính có 60% số ca ở trẻ em là có thể ngăn ngừa.

Lê Cầm (Theo SCMP)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/2-5-ty-nguoi-gap-van-de-thinh-giac-vao-nam-2050-4243520.html)

Tin cùng nội dung

  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Giảm thính giác là hiện tượng rất hay gặp ở người cao tuổi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 40% người trên 65 tuổi bị giảm thính giác
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Khiếm thính được chia làm 3 dạng chính: khiếm thính dẫn truyền, khiếm thính thần kinh giác quan và khiếm thính hỗn hợp.
  • Thói quen dùng tai nghe thường xuyên, hay dùng với âm lượng lớn sẽ gây nguy hại cho đôi tai.
  • Quan tâm đến khả năng nghe của trẻ sẽ giúp cha mẹ sớm nhận ra những dấu hiệu bất thường để kịp thời điều trị cho con.
  • Nghe nhạc lớn từ máy mp3, thường xuyên đi vũ trường,… Những thói quen hiện đại này có thể gây ra hậu quả không thể cứu vãn đối với thính giác.
  • Sự thay đổi nhanh chóng của khí hậu trong mùa đông, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm đã làm cho số bệnh nhân nghe kém tăng lên đáng kể.
  • Đối với trẻ không nghe được, nếu không can thiệp kịp thời sẽ không nói được (điếc câm), trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường.
  • Tôi có đứa cháu 2 tuổi bị khiếm thính, gia đình cũng dự định đến tuổi đi học thì sẽ đưa cháu vào học ở trường dành cho người khuyết tật. Nhưng tôi muốn hỏi ngay từ bây giờ muốn can thiệp sớm cho cháu thì có nơi nào làm việc này không? Cảm ơn mangyte.vn rất nhiều! (Bích Phượng - phuong.tran...@yahoo.com.vn)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY