Nghiên cứu do các nhà khoa học đại học cao đẳng london (ucl) tiến hành, đăng trên tạp chí scientific reports hôm 5/10. kết quả cho thấy 26 loài động vật có vú thường xuyên tiếp xúc với con người có thể nhiễm ncov.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích cấu trúc protein ace2 ở 215 loài động vật, gồm linh trưởng, loài gặm nhấm, chim, bò sát và cá. các protein ace2 được dựng hình ảnh 3d. nhóm nghiên cứu xem các đột biến cấu trúc của ace2 ở động vật có tương tác với protein gai của ncov và bị xâm nhập hay không.
Họ phát hiện rằng một số loài động vật, gồm cừu, vượn, tinh tinh, khỉ đột, các protein có thể liên kết và nhiễm virus như ở con người.
Giáo sư christine orengo tại ucl cho biết: "chúng tôi muốn mở rộng phạm vi nghiên cứu ncov ở động vật và sẽ thử nghiệm, theo dõi thêm những loài có nguy cơ nhiễm".
Bà cảnh báo, những loài có nguy cơ nhiễm virus có thể tuyệt chủng hoặc gây hại đến cuộc sống của người nông dân. chúng có thể là "ổ chứa" virus, lây lan sang người, giống trường hợp đã được báo cáo tại trang trại nuôi chồn.
Các nhà nghiên cứu cho biết hầu hết chim, cá và loài bò sát không có nguy cơ nhiễm, nhưng phần lớn động vật có vú lại có nguy cơ mắc covid-19.
Giáo sư joanne santini tại ucl, cho biết để bảo vệ động vật, cũng như bảo vệ chính mình khỏi nguy cơ mắc covid-19 từ động vật nhiễm ncov, cần giám sát động vật với quy mô lớn, đặc biệt là thú cưng trong nhà và các loài nuôi ở trang trại. phát hiện sớm các trường hợp hoặc cụm nhiễm và kiểm soát dịch.
Bà lưu ý rằng các biện pháp vệ sinh khi tiếp xúc với động vật rất quan trọng, giống như các biện pháp phòng chống covid-19 trong cộng đồng. người bị nhiễm ncov cần cách ly với người xung quanh và cả động vật.
Chủ đề liên quan:
động vật động vật nhiễm nCoV khám chữa bệnh LOÀI ĐỘNG VẬT nguy cơ nhiễm nCoV ổ chứa virus