An toàn thực phẩm hôm nay

3 không khi ăn cá ai cũng cần biết ngay hôm nay để tránh mang vạ vào thân, nguy hiểm tính mạng

Ăn cá cũng có nguyên tắc, không phải tất cả những gì thuộc về cá thì đều có thể ăn được, cũng không phải tất cả các bộ phận trên con cá đều an toàn. Hãy chú ý đến 3 không này khi ăn cá.

Không ăn mật cá

Khi ngộ độc mật cá bệnh phát triển nhanh, mức độ nguy hiểm cao. biểu hiện của ngộ độc nhẹ thì buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy… nặng hơn thì xuất hiện triệu chứng gan to, vàng da, đau vùng gan, đau vùng thận…

Nếu cấp cứu không kịp chức năng gan thận suy kiệt dẫn đến mất mạng. Vì vậy, không nên tùy tiện ăn mật cá, nếu phải dùng làm Thu*c nhất thiết phải theo chỉ định của bác sỹ.

Mật thường được dùng là: trắm cỏ, ét mọi, mè hôi và hố. tuy nhiên, sau khi nuốt mật từ vài phút đến vài giờ, đa số phải vào bệnh viện cấp cứu.

Nặng nhất là suy thận cấp ở đa số bệnh nhân, đều vô niệu (không có nước tiểu) hay thiểu niệu (nước tiểu ít hơn 50 ml/24 giờ), phải chạy thận nhân tạo cấp cứu, có một bệnh nhân Tu vong.

Còn lại, chức năng thận phục hồi sau vài ngày đến vài tuần trên tất cả các bệnh nhân.

Kết quả sinh thiết cho thấy có hoại tử ống thận cấp, cầu thận và mạch máu bình thường. Một số khác bị phù ngoại biên, phù phổi hoặc phù toàn thân.

Mật cả hai loại trắm đen và trắng đều có chất độc, nếu ăn phải có thể bị ngộ độc nguy hiểm, có thể gây ch*t người.

Để phòng ngừa ngộ độc khi ăn cá phải chọn cá tươi, không bị dập mật, bể (vỡ) bụng, khi làm cá phải khéo léo bóc bỏ trọn bộ đồ lòng (nhất là cá lớn); nếu mật cá bị vỡ thì phải rửa cá nhiều lần cho thật sạch hoặc cắt bỏ phần đã bị dính mật (màu xanh lá cây đậm) trên bụng cá.

Không ăn não cá

Cá càng to, hàm lượng thủy ngân tích tụ trong cơ thể càng cao, đặc biệt là não và da là hai bộ phận có hàm lượng thủy ngân cao rõ rệt.

Ví dụ ở chép, hàm lượng thủy ngân trong 200g da cá, thịt cá, trứng là rất thấp, nhưng với trên dưới 400g thì so với 200g trong da hàm lượng thủy ngân đã tăng lên 5 lần, còn trong não tăng 20 lần trở lên.

Do đó, lưu ý các quý bà nội trợ khi mua cá tốt nhất chọn những con có đầu nhỏ, khi ăn cá tốt nhất cũng không nên ăn đầu cá và da cá.

Không ăn cá sống

Không ít người rất thích thú với món gỏi cá, họ cho rằng gỏi sống tươi ngon. nhưng thực tế thì món gỏi sống rất dễ nhiễm bệnh sán lá gan, thậm chí dẫn đến ung thư gan.

Bệnh sán lá gan là loại bệnh về kí sinh trùng, ảnh hưởng trực tiếp đến gan. phần lớn người bệnh nhiễm bệnh sau khi ăn thủy sản có chứa ấu trùng sán lá gan, đặc biệt là ăn đồ sống hoặc một số cá, tôm, ốc…nước ngọt có tỷ lệ bị nhiễm sán lá gan cao.

Nhiều người cho rằng khi ăn gỏi cá nhúng qua chanh, dấm và mù tạt…là có thể diệt được kí sinh trùng và vi khuẩn trong đó. nhưng thực ra, các gia vị như xì dầu, dấm, mù tạt, rượu…đều không dễ tiêu diệt chúng.

Ngay cả khi thả miếng sống vào nước nóng, nếu thời gian nấu không đủ cũng rất khó để diệt được ấu trùng sán lá gan. vì thế tốt nhất càng ít ăn gỏi sống càng tốt.

Theo Khỏe & Đẹp

Link bài gốc Lấy link

http://www.khoevadep.com.vn/3-khong-khi-an-ca-ai-cung-can-biet-ngay-hom-nay-de-tranh-mang-va-vao-than-nguy-hiem-tinh-mang-d229145.html

Theo Khỏe & Đẹp

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/3-khong-khi-an-ca-ai-cung-can-biet-ngay-hom-nay-de-tranh-mang-va-vao-than-nguy-hiem-tinh-mang/20200831104955142)

Tin cùng nội dung

  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Dinh dưỡng tốt đặc biệt quan trọng đối với trẻ bị ung thư.Cả ung thư lẫn phương pháp điều trị ung thư đều có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn, khả năng dung nạp các loại thực phẩm và chuyển hoá chất dinh dưỡng của cơ thể.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Khói Thuốc lá gây hại cho cả người hút lẫn không hút Thuốc.
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY