Dinh dưỡng hôm nay

3 loại trái cây giúp bạn khỏe

Trái cây tươi không chỉ bổ sung các loại vitamin cần thiết mà nó còn có những tác dụng chữa bệnh. 3 loại trái cây giúp bạn khỏe đặc biệt có chuối, dứa, và cam.
Đôi khi trong bữa ăn hàng ngày, các bà nội trợ đổi bữa, đổi món theo khoa học và chiều ý các thành viên trong gia đình mà lại lơ là tới bữa ăn phụ hoặc những món ăn tráng miệng, nhất là trái cây. Trái cây tươi không chỉ bổ sung các loại vitamin cần thiết mà nó còn có những tác dụng chữa bệnh mà các bà nội trợ sẽ thấy bất ngờ... 3 loại trái cây giúp bạn khỏe đặc biệt có chuối, dứa, và cam.

Một loại quả đặc trưng của vùng nhiệt đới, không chỉ là thơm ngon, bổ dưỡng mà còn giàu vitamin và khoáng chất như kali, canxi, mangiê, phospho, sắt, vitamin A, C, thiamine, riboflavin và niacin, cùng với sự hiện diện của 8 loại acid amin thiết yếu. Chuối có rất nhiều tác dụng đối với sức khoẻ chúng ta:

Khoẻ não và tăng hưng phấn tinh thần: Tryptopan có trong chuối mà cơ thể chuyển đổi thành serotonin, chất gây hứng phấn tinh thần, sẽ giúp bạn cảm thấy vui vẻ, thư giãn, tư duy trong chiều hướng lạc quan yêu đời. Chính nhờ hàm lượng kali dồi dào mà chuối là nguồn nhiên liệu tốt cho não vì chúng không những giúp bạn tập trung và suy nghĩ minh mẫn hơn mà còn là một chất khoáng rất cần thiết giúp bình ổn chứng ợ nóng, đưa ôxy lên não và điều chỉnh lượng nước cân bằng trong cơ thể, giúp giảm stress. Hơn nữa, chuối còn là loại trái cây chứa đường tự nhiên, những loại đường này có tác dụng kích thích não, làm bạn có thể nhớ lại các thông tin nhanh hơn và suy nghĩ nhanh hơn.

Lượng calo trong mỗi quả chuối rất thấp (100g chỉ chứa 87 calo), lượng vitamin lại vô cùng phong phú, giàu chất xơ, có khả năng hấp thu nước và cho bạn cảm giác no... Chuối rất tốt cho người đang cố gắng giảm cân.

Giảm huyết áp và đột quỵ:
Do chuối giàu chất potassium và chất xơ nên những người bị tăng huyết áp nếu thường xuyên ăn chuối sẽ rất tốt. Bên cạnh đó, sự kết hợp giữa kali và hàm lượng muối thấp trong chuối cũng tạo nên một công năng đặc biệt, đó là làm huyết áp ở trạng thái ổn định. Ngoài ra, nhờ tỷ lệ hợp lý giữa mangiê và canxi nên chuối có khả năng điều hoà quy trình dẫn truyền thần kinh của cơ tim, giảm đột quỵ.

Chuối giàu vitamin A, B, C, chất sắt và canxi. Vì vậy, chỉ cần ăn chuối là có thể thu nạp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

Chuối giàu chất xơ vì thế có tác dụng nhuận tràng, tránh táo bón. Do chuối dễ tiêu hoá và hấp thụ nên từ người già đến trẻ em đều có thể an tâm sử dụng.

Chuối giúp giảm acid tại những chỗ loét trong thành dạ dày và giảm chứng ợ nóng.

Ăn chuối giúp các bà mẹ đang mang thai giảm những triệu chứng khó chịu vào buổi sáng khi ngủ dậy. Chuối có nhiều chất sắt vì thế giúp tăng lượng hồng cầu, chống chứng thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ mang thai.

Ngoài ra, chuối còn chống lại bệnh loãng xương do giàu canxi, đánh tan sỏi thận và sỏi mật, nâng cao khả năng miễn dịch, phòng ngừa ung thư, giúp chúng ta ăn uống ngon miệng...


Giàu vitamin B1, B2, C, PP, beta-caroten, acid hữu cơ và các chất khoáng như sắt, canxi, phospho... nhưng dứa hơn hẳn các loại quả khác là nhờ có chất bromelin - một loại enzym giúp thủy phân protein thành các acid amin, có tác dụng tốt trong tiêu hóa. Toàn bộ cây dứa từ lá, quả đều có bromelin, nhưng trong lõi quả là nhiều nhất. Chính nhờ khả năng phân huỷ protein của bromelin nên dứa được dùng làm món tráng miệng ở những bữa tiệc nhiều thịt cá; làm mềm các loại thịt dai như bò, trâu; làm chất xúc tác thúc đẩy quá trình thủy phân protein trong sản xuất nước chấm. Ngoài những công dụng trên, dứa còn được dùng để trị bệnh tăng huyết áp (dứa chín nướng cháy, gọt bỏ vỏ, mỗi ngày ăn 1 quả, ăn trong 4 ngày), làm tan sỏi thận (khoét một lỗ nhỏ ở cuống quả dứa chín rồi nhét 7-8g phèn chua giã nhỏ vào đó, dùng thân dứa vừa khoét đậy lại, nướng cho cháy xém hết vỏ, khi quả dứa nguội thì gọt sạch vỏ, vắt lấy nước ở thịt quả đã chín mềm để uống, mỗi ngày uống 1 quả, sỏi thận sẽ bị bào mòn dần và tan hết), hạ nhiệt, giảm sốt (uống nước ép của lá dứa non).

Y học hiện đại sau khi nghiên cứu về tác dụng của chất bromelin quả dứa thì thấy, bromelin làm tăng hệ miễn dịch, ức chế quá trình viêm, làm giảm phù nề và tụ huyết, giảm đau nhức các chứng thấp khớp, làm sạch các mô hoại tử ở các vết thương, mau lành sẹo. Bromelin phối hợp với Thu*c kháng sinh trong điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn sẽ làm tăng hiệu quả kháng sinh, phối hợp với một số Thu*c điều trị hen làm tăng tác dụng chống hen. Bromelin còn có tác dụng làm giảm di căn của các bệnh ung thư, liều dùng 200-300mg/kg thể trọng kết hợp với hóa trị liệu, hay xạ trị. Tuy có nhiều tác dụng chữa bệnh nhưng khi ăn dứa cũng cần thận trọng vì trong một vài trường hợp, các chất trong quả dứa sẽ làm bệnh nặng thêm hoặc gây ngộ độc. Chỉ nên ăn dứa sau bữa ăn vì nếu ăn lúc đói các acid hữu cơ và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày gây nôn nao, khó chịu.

Khi mua dứa, nên chọn quả tươi, còn nguyên vẹn, không dập nát. Gọt dứa phải hết lớp vỏ, cắt sâu cho hết mắt, sau đó xát qua ít muối rồi rửa sạch mới ăn để tránh tình trạng ngộ độc dứa.


Theo các nhà khoa học, trong 200ml nước cam có chứa 20% lượng canxi và 100% lượng vitamin cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Cam là một trong những loại trái cây có nhiều vitamin C và một trái cam chứa khoảng 170mg phytochemicals bao gồm các chất dưỡng da và chống lão hóa. Ngoài ra, cam có chất limonoid hoạt động một cách đặc biệt trong việc ngăn ngừa bệnh ung thư và có tác dụng giải độc, lợi tiểu. Nước cam còn chứa nhiều canxi hơn là các sản phẩm từ sữa và cũng có vitamin B1, niacin, riboflavin... vì thế rất tốt cho những người muốn giảm cân hoặc những người không hấp thụ được sữa. Nước cam còn giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp và đột quỵ. Đặc biệt, canxi còn tập trung nhiều hơn trong vỏ cam, vì thế, bạn nên ăn thêm vỏ cam cùng với nước cam. Hơn thế, vỏ cam còn có tác dụng chữa bệnh ho có đờm và giã rượu rất hiệu quả. Cùi cam chứa nhiều chất xenlulo hay còn gọi là chất xơ rất có giá trị trong việc nhuận tràng, kích thích sự co bóp của ruột nên có tác dụng chống táo bón và hình thành khuôn phân. Chất xơ trong cam có tác dụng hấp thu lượng cholesterol hay chất béo có hại trong ruột.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-3-loai-trai-cay-giup-ban-khoe-10857.html)

Tin cùng nội dung

  • Để bệnh nhân nằm yên, đầu nâng cao 30 độ. Nếu bệnh nhân ói mửa, đặt đầu nghiêng sang một bên, dùng tay lấy các chất ói mửa từ mũi và miệng người bệnh.
  • Không dùng lại toa Thu*c cũ. Khi đột quỵ không tự ý uống Thu*c hạ áp, cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng đầu sang một bên để đường thở thông thoáng và đưa đi cấp cứu.
  • Có một số nghiên cứu khác nhau liên quan đến chủ đề sức khỏe được công bố hàng ngày. Một trong số đó rất đáng để bạn quan tâm.
  • Đọc các câu tư vấn và các thông tin về Thu*c điều trị đột quỵ tại TPHCM, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì y học phát triển, tay nghề của các BS TPHCM tiến quá nhanh. Đặc biệt, theo dõi chùm bài của TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115, chúng tôi thấy phục TS Thắng quá!
  • Chú tôi bị tai biến mạch máu não, hiện sức khỏe ổn rồi và đang tập vật lý trị liệu tại nhà. Tôi tham khảo tài liệu trên mạng thì được biết phương pháp điều trị bệnh bằng chiếu tia laser nội mạch sẽ giúp bệnh nhân bị tai biến phục hồi chức năng nhanh hơn. Xin hỏi kỹ thuật này thực hiện ở đâu, chi phí thế nào? Mà ngoài giờ hành chính tôi mới đưa chú đi được. Nhà chú tôi ở đường Quang Trung, gần chợ Hạnh Thông Tây, đi đến đâu thì gần? Cảm ơn mangyte! (Ngọc Diệp – TPHCM)
  • Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, và trong một số trường hợp, tùy cả vào vị trí của tổn thương não.Những tình trạng bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA) sẽ phải được loại trừ để chấn đoán đột quỵ.
  • Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những bệnh nhân sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù lại sự suy yếu hoặc mất đi những chức năng thông thường
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Đột quỵ xảy ra khi xuất huyết não bộ hoặc khi lưu lượng máu tới não bộ bị tắc nghẽn. Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu có triệu chứng của đột quỵ.