Ẩm thực hôm nay

3 món dưa muối ngày Tết ăn kèm bánh chưng tuyệt ngon

Công thức 3 món dưa muối ngày Tết sau đây giúp bạn dễ dàng làm món ăn chống ngấy này cho gia đình vào dịp Tết Canh Tý sắp tới.
Những món ngâm chua ngọt ngày Tết hấp dẫn nhất
Cách làm 3 món nộm ngày Tết thơm ngon nhất
Dưa muối, dưa góp ngày Tết giúp chống ngán, ăn kèm bánh chưng cũng rất ngon. (Ảnh: Tô Hưng Giang)

Cách làm 3 món dưa muối ngày Tết

Người Việt từ xa xưa đã có truyền thống làm có thể là dưa muối từ cải xanh, hoặc các loại rau củ tổng hợp như súp lơ, su hào, cà rốt, dưa chuột, giá đỗ, củ cải. Nói chung hầu hết các loại rau củ đều có thể được chế biến thành món dưa muối giòn ngon, ăn chống ngán ngày Tết. Ngoài hành củ ăn kèm bánh chưng, các món dưa muối, dưa góp cũng rất hợp với món ăn truyền thống này. Sau đây là cách làm 3 món dưa muối và dưa góp ngon nhất, bổ sung vào "bộ sưu tập" ẩm thực ngày Tết của các bà nội trợ Việt.

Dưa muối tổng hợp cà rốt, su hào, súp lơ, dưa chuột

Nguyên liệu

- 1 nửa cái súp lơ trắng 

- 1 củ su hào

- 2 củ cà rốt

- 2 quả dưa chuột

- 5-7 tép tỏi

- Hành củ tím: 10 củ nhỏ

- 1 nhánh gừng

- 1/2 bát ăn cơm nước vo gạo

- 3-4 quả ớt cay

- Gia vị: đường, muối, 1,5 lít nước đun sôi để nguội 

- Bình thuỷ tinh ngâm dưa góp

Dưa muối tổng hợp cà rốt, su hào, súp lơ, dưa chuột. (Ảnh: Tô Hưng Giang)

Cách làm

- Su hào gọt vỏ thái sợi dày khoảng 1cm. Cà rốt gọt vỏ, tỉa hoa cắt mỏng 0,5cm hoặc thái sợi như su hào dày 1cm, dài 7-8 cm.

- Dưa chuột rửa sạch, ngâm nước muối 15 phút rồi vớt ra để ráo. Bỏ ruột cắt miếng vừa ăn, dày khoảng 1cm.

- Súp lơ bỏ cuống thái lát mỏng

- Đổ tất cả các nguyên liệu: súp lơ, cà rốt, dưa chuột, su hào vào một bát to, rắc vào 2 thìa canh muối, trộn đều để như vậy trong 30 phút

- Pha hỗn hợp ngâm, có hai cách:

Cách 1: 1,5l nước trắng đun sôi để nguội + 4 thìa canh đường + 2 thìa canh muối + 1/2 bát con nước vo gạo (lấy nước vo của lần vo thứ 3), khuấy cho tan đường và muối.

Cách 2: 1,5 lít nước trắng đun sôi để nguội +4 thìa canh đường +2 thìa canh muối +3 thìa canh giấm.

- Tỏi thái lát mỏng. Ớt để cả quả hoặc cắt lát. Hành khô tím, bóc vỏ bổ làm đôi.. Gừng gọt vỏ thái miếng mỏng.

- Bình thuỷ tinh hoặc nhựa rửa sạch, tráng qua một lần nước sôi để thật khô.

- Dưa góp sau khi ngâm muối được 30 phút, chắt hết phần nước củ quả tiết ra. Có thể rửa qua lại một nước. Để thật ráo nước, đem phơi qua một nắng hoặc cho vào lò sấy hơi héo. Hoặc có thể đem muối luôn

- Xếp rau củ quả vào lọ, xen kẽ ớt, tỏi, gừng, hành khô lần lượt đến hết. Sau đó, đổ nước ngập rau củ quả. Đậy lắp kín sau 2-3 ngày ăn được.

- Nếu ăn không hết, để ngăn mát tủ lạnh được khoảng 1 tuần. Lưu ý, đổ nước ngập hết rau củ để không cần phải nén.

Món dưa giá

Món dưa giá. (Ảnh: Tô Hưng Giang)

Nguyên liệu

- 1kg giá đỗ 

- 2 củ cà rốt

- Một nắm lá hẹ, một nắm rau răm

- 7-8 tép tỏi

- 3-4 quả ớt cay

- 1 nhánh gừng

Gia vị: muối, đường, nước trắng đun sôi để nguội, nước vo gạo (lấy nước vo của lần 3)

Cách làm

- Giá nhặt bỏ rễ, rửa sạch để ráo (lưu ý nhẹ tay tránh giá bị gẫy)

- Cà rốt gọt vỏ, bào sợi hoặc cắt sợi nhỏ. Hẹ rửa sạch cắt khúc dài 6 cm. Rau răm rửa sạch, cắt nhỏ. Gừng cạo vỏ thái sợi.

- Hỗn hợp ngâm: 1,5 lít nước đun sôi để nguội +4 thìa canh đường +2 thìa canh muối +1/2 bát ăn cơm nước vo gạo. Hoà đều các nguyên liệu cho tan.

- Ớt cắt lát. Tỏi cắt lát mỏng.

- Lần lượt cho cà rốt vào bát hỗn hợp ngâm. Tiếp đến là giá đỗ, rau răm, hẹ, tỏi, ớt, gừng. Trộn nhẹ tay tránh gẫy dập giá đỗ. Để nguyên trong bát ngâm khoảng 30 phút -1 giờ để giá mềm ra không giòn gẫy. Đổ tất cả vào hũ thuỷ tinh, đậy nắp. Sau 2 ngày là ăn được.

Dưa góp

Món dưa góp. (Ảnh: Tô Hưng Giang)

Nguyên liệu

- Một củ cà rốt, 1 củ su hào, 2 quả dưa chuột

- 6-7 nhánh tỏi

- 2-3 quả ớt cay

Cách làm

- Dưa chuột rửa sạch, ngâm nước muối loãng 15 phút, vớt ra cắt đầu đuôi để ráo.

- Su hào, cà rốt lột vỏ, rửa sạch để ráo nước.

- Su hào, cà rốt cắt sợi dài.

- Dưa chuột, để cả vỏ, bổ đôi bỏ phần ruột, cắt như su hào,cà rốt.

- Su hào, cà rốt sau khi cắt sợi xong rắc vào 1-2 thìa cà phê muối tinh. Đợi 15 phút sẽ tiết ra nước, chắt bỏ phần nước đó đi. Cách này giúp món dưa góp được giòn hơn.

- Pha nước ngâm dưa góp:

Sẽ dùng cách pha theo tỉ lệ 1:1. 1/2 bát ăn cơm giấm + 1/2 bát ăn cơm đường + 1/2 bát ăn cơm nước mắm + 1 bát rưỡi ăn cơm nước trắng.

- Đun sôi phần hỗn hợp này, thêm tỏi đập dập hoặc thái lát. Đợi hỗn hợp nguội hẳn thì thái ớt thêm vào.

- Chuẩn bị bình thuỷ tinh, tráng nước sôi già để bình được khô ráo.

- Xếp tất cả dưa chuột, cà rốt, su hào vào bình. Đổ hết phần hỗn hợp ngâm vào, đậy nắp. Sau 1 ngày là ăn được. Nếu muốn để lâu, sau một ngày cho dưa góp vào ngăn mát tủ lạnh ăn dần.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thời đại (https://thoidai.com.vn/3-mon-dua-muoi-ngay-tet-an-kem-banh-chung-tuyet-ngon-96301.html)

Tin cùng nội dung

  • Em mới té xe bị chảy máu cùi chỏ. Mọi người khuyên đi chích ngừa uốn ván nhưng em không biết ngày tết thì nên đến đâu để chích ngừa? Các bệnh viện thì thứ 2 tuần sau mới làm việc. Nhờ Mangyte chỉ giúp. (Ngân Hà - TPHCM)
  • Chào Mangyte, Hè này tôi đưa gia đình lên Sài Gòn chơi, tiện thể khám sức khỏe tổng quát cho cả nhà luôn. Tôi muốn khám ở BV Hòa Hảo mà nghe nói chỗ đó đông lắm, phải lấy số từ 4h sáng lận, mà ba mẹ tôi cao tuổi rồi. Vậy làm cách nào để gia đình tôi có thể khám bệnh nhanh chóng, tiện lợi nhất? (Công Minh - Bến Tre)
  • Sắp tới Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ lễ 5 ngày, gia đình tôi muốn đi du lịch kết hợp với khám sức khỏe luôn có được không? Còn 1 tháng nữa nhưng tôi phải lên kế hoạch từ bây giờ. Tôi nên đăng ký ở đâu, nhờ Mangyte hướng dẫn giúp. Xin cảm ơn nhiều! (Phúc Vinh - TPHCM)
  • Thói quen đeo trang sức giả ngày Tết cho trẻ em từ lâu không chỉ làm đẹp, tạo phong cách thời trang mà còn biểu lộ ước mong của người lớn có một năm mới giàu sang, phú quý. Tuy nhiên…
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY