An toàn thực phẩm hôm nay

3 món đừng gọi khi đi ăn lẩu, đến nhân viên nhà hàng cũng chẳng dám ăn

Những món này có thể được làm từ nguyên liệu không đảm bảo, có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe người dùng.

Mực

Mực là loại hải sản được nhiều người thích khi ăn lẩu. Tuy nhiên, không phải mực ở quán nào cũng đảm bảo chất lượng. Mực có thể được bảo quản rất lâu. Nếu thấy mực không tươi, mắt đục, thịt nhớt, râu và đầu không dính chặt chứng tỏ mực đã ươn, bạn tuyệt đối không được ăn.

Nếu muốn ăn mực, hãy đến những quán lẩu chuyên về hải sản. Ở đó, lượng tiêu thụ thực phẩm lớn, mực tươi sẽ được nhập về thường xuyên. Không nên gọi mực ở những quán không chuyên về hải sản.

Cá viên, tôm viêm, bò viên

Các loại thịt viên cũng được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, sự thật là các loại cá viên, tôm viên này thường được làm từ những loại thịt vụn, thậm chí thịt không tươi ngon và cho thêm các phụ gia để khử mùi, tăng độ hấp dẫn. Rất khó để xác định chất lượng của các loại thịt viên này nên tốt nhất không nên gọi chúng khi ăn lẩu.

Tiết vịt

Một số quán lẩu có thêm món tiết vịt. Nhưng bạn thử nghĩ xem, một con vịt làm sao có thể có nhiều tiết như vậy trong khi quán lẩu luôn có rất nhiều tiết để bán.

Trên thực tế, tiết vịt thường được pha tạp chất, pha tiết của các loại động vật khác để thay thế. Do đó, chúng ta không thể chắc chắn về nguồn gốc cũng như chất lượng của loại thực phẩm này.

Cách nhận biết nước lẩu làm từ hóa chất

Nếu nồi lẩu vừa mang ra đã có mùi thơm ngào ngạt, khả năng cao nó đã được pha thêm hóa chất tạo mùi. Nước lẩu thông thường được ninh từ xương sẽ có mùi thơm nhẹ và chúng ta thường chỉ cảm nhận được nó khi ăn.

Nếu thấy nước lẩu ở các cửa hàng có màu đỏ hồng hay hơi vàng cam bất thường thì có thể suy đoán rằng nồi lẩu này đã được dùng loại nước pha từ hóa chất và phụ gia.

Khi nếm thử nếu thấy nước lẩu cay xè và có vị ngọt đậm thì khả năng cao đó là sản phẩm của công nghệ gia vị tạo ngọt, tạo cay.

Theo Khỏe & Đẹp

Link bài gốc Lấy link

http://www.khoevadep.com.vn/3-mon-dung-goi-khi-di-an-lau-den-nhan-vien-nha-hang-cung-chang-dam-an-d290483.html

Theo Khỏe & Đẹp

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/3-mon-dung-goi-khi-di-an-lau-den-nhan-vien-nha-hang-cung-chang-dam-an/20201007081843520)

Tin cùng nội dung

  • Chúng ta đều biết béo phì có liên quan rất lớn đến ăn uống hàng ngày, mùa đông lại là mùa thích hợp để chọn ăn lẩu, tuy nhiên trong lẩu lại kèm theo rất nhiều chất béo. Vậy làm cách nào để được ăn món lẩu thường xuyên mà không làm chúng ta mập ra?
  • Bộ Y tế chưa cấp phép lưu hành nhập khẩu các sản phẩm táo caramel từ Mỹ vào thị trường Việt Nam cho bất kỳ đơn vị nào.
  • Cơ quan Y tế châu Âu đã công bố một cảnh báo về nguy cơ ung thư vì ăn quá nhiều bánh snack (bim bim) và các loại thực phẩm chiên, vì chúng chưa một loại hóa chất độc hại cũng được tìm thấy trong khói Thuốc lá
  • Những động thái này nhằm thông tin cho người dùng rõ ràng hơn về những gì họ đang ăn. Nhưng vẫn còn các loại thực phẩm khác còn chưa được dán nhãn cảnh báo tương xứng.
  • Rau là thứ không thể thiếu trong nồi lẩu. Nhưng không phải loại rau nào cũng an toàn khi ăn lẩu, ăn sống. Dưới đây là một số thông tin tham khảo cho bạn đọc.
  • Nhằm đảm bảo việc trao đổi chất trong cơ thể trong ngày hè, SKĐS xin giới thiệu món Bí đao cá chép.
  • Khi ăn hoa quả, bạn thường nghĩ ăn càng nhiều càng tốt. Nhưng đó là những sai lầm bởi nếu ăn quá nhiều hoặc không đúng cách, sẽ không có lợi cho sức khỏe, thậm chí có thể gây hại.
  • Nhằm đảm bảo việc trao đổi chất trong cơ thể diễn ra bình thường trong ngày hè, SKĐS xin giới thiệu một số món ăn dễ chế biến đáp ứng được nhu cầu này.
  • Thời tiết nồm ẩm là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc tấn công thực phẩm làm giảm giá trị dinh dưỡng, dẫn tới các bệnh về đường tiêu hóa, ngộ độc…
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY