Tin y tế hôm nay

Tin y tế

30% bệnh nhân đột quỵ ở tuổi tứ tuần

Theo bác sĩ Vũ Trí Thanh, Phó Trưởng cơ sở 2, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM bệnh nhân bị đột quỵ ở tuổi 40-45 chiếm hơn 30%.

Trong đó, 50% bệnh nhân đột quỵ sẽ Tu vong, 70% số người sống sót cũng không thể trở lại làm việc bình thường. Không ai có thể biết trước mình sẽ bị đột quỵ, vì vậy nên theo dõi sức khỏe cẩn thận sau tuổi 40. Nếu bạn phát hiện ra một trong những dấu hiệu sau đây, cần đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe.

Xây xẩm, chóng mặt, trí nhớ kém

Người có nguy cơ đột quỵ thường rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù không nghe rõ. Ngoài ra, người bệnh cảm thấy nhức đầu dữ dội. Đây là triệu chứng nặng và khá phổ biến của bệnh đột quỵ. Người bệnh cũng có biểu hiện xây xẩm, chóng mặt hoặc đi không vững, đột nhiên ngã, không thể đứng thẳng dậy...

Ngoài ra, nếu bạn thấy chóng mặt không rõ nguyên nhân chứng tỏ hệ thống tuần hoàn có vấn đề hoặc tim quá yếu dẫn đến não không nhận đủ oxy cần thiết. Các triệu chứng khó thở hoặc tim đập nhanh cũng thường gặp ở người có nguy cơ đột quỵ

Tay, chân tê yếu

Khi xảy ra đột quỵ, một triệu chứng hay gặp là một bên cánh tay hoặc chân (hoặc cả hai) đột ngột yếu đi, tê bì tay chân. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến các chi ở bên đối diện vùng não xảy ra đột quỵ. Cảm giác của người bị đột quỵ là tay bị tê mỏi, khó cử động, khó thao tác, không nhấc chân lên được. Bạn có thể kiểm tra bằng cách mở rộng cả hai cánh tay trong 10 giây. Nếu một cánh tay bị rơi xuống thì có thể là chỉ báo yếu cơ, một dấu hiệu của bệnh.

Mặt không cân xứng

Mặt có biểu hiện thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống. Đặc biệt khi người bệnh nói hoặc cười thì sẽ thấy rõ dấu hiệu méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt.

Dấu hiệu thị lực

Thị lực giảm, nhìn mờ dần cả hai mắt hoặc một mắt, tuy nhiên biểu hiện này không rõ ràng như các dấu hiệu yếu cơ mặt, yếu tay và các vấn đề về ngôn ngữ. Chỉ có người bệnh khi nhận thấy mình có dấu hiệu này thì nên yêu cầu được cấp cứu ngay.

Khó nói

Người bị đột quỵ có thể gặp triệu chứng khó nói hoặc nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được. Hãy tự kiểm tra bằng cách nhắc đi nhắc lại một cụm từ. Bạn có bị nói líu, dùng từ sai hoặc không thể nói? Nếu điều này xảy ra thì nhiều khả năng bạn bị đột quỵ.

Cách phòng ngừa đột quỵ

Bên cạnh việc theo dõi các triệu chứng để phòng ngừa đột quỵ kịp thời, bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý. Các quý ông tuổi 40 cũng có thể học người Nhật cách giải tỏa áp lực trong cuộc sống như bằng cách giải trí, tập thể thao sau giờ làm việc. Ngoài ra, cần giữ cân nặng hợp lý, thực hiện chế độ ăn giảm chất béo, giảm lượng muối trong khẩu phần, ăn nhiều rau, trái cây, hạn chế bia rượu hay các chất kích thích.

Bên cạnh đó, người Nhật còn có thói quen ăn "món Natto" có chứa Enzym Nattokinase hàng ngày. Enzym Nattokinase có nguồn gốc Nhật Bản có tác dụng làm tan cục máu đông, ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông, giúp cho việc lưu thông máu lên não tốt.

Nguyễn Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/30-benh-nhan-dot-quy-o-tuoi-tu-tuan-4090984.html)

Tin cùng nội dung

  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Chú tôi bị tai biến mạch máu não, hiện sức khỏe ổn rồi và đang tập vật lý trị liệu tại nhà. Tôi tham khảo tài liệu trên mạng thì được biết phương pháp điều trị bệnh bằng chiếu tia laser nội mạch sẽ giúp bệnh nhân bị tai biến phục hồi chức năng nhanh hơn. Xin hỏi kỹ thuật này thực hiện ở đâu, chi phí thế nào? Mà ngoài giờ hành chính tôi mới đưa chú đi được. Nhà chú tôi ở đường Quang Trung, gần chợ Hạnh Thông Tây, đi đến đâu thì gần? Cảm ơn mangyte! (Ngọc Diệp – TPHCM)
  • Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, và trong một số trường hợp, tùy cả vào vị trí của tổn thương não.Những tình trạng bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA) sẽ phải được loại trừ để chấn đoán đột quỵ.
  • Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những bệnh nhân sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù lại sự suy yếu hoặc mất đi những chức năng thông thường
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Đột quỵ xảy ra khi xuất huyết não bộ hoặc khi lưu lượng máu tới não bộ bị tắc nghẽn. Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu có triệu chứng của đột quỵ.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY