Tin y tế hôm nay

Tin y tế

30 cm dây điện trong bụng người đàn ông

Tuyên Quang-Bệnh nhân nam, 53 tuổi nhập viện do bị đau bụng dưới; bác sĩ lấy ra dây điện dài 30 cm và nhiều đoạn dây nhựa trong bàng quang.

Theo các bác sĩ khoa ngoại thận - tiết niệu, bệnh viện đa khoa tỉnh tuyên quang, bệnh nhân mắc sỏi bàng quang, có dị vật bàng quang, suy thận, phải phẫu thuật lấy sỏi. người bệnh có tiền sử chậm phát triển tâm thần từ nhỏ. đây là ca mắc dị vật hy hữu, may mắn đến viện kịp thời.

Bác sĩ cho biết, khi mở bàng quang, kíp mổ đã lấy ra một đoạn dây điện màu hồng, dài khoảng 30 cm và một viên sỏi kích thước khoảng 10x10 cm. Trong đó, nhân sỏi là nhiều đoạn dây nhựa được cặn nước tiểu lắng đọng tạo thành sỏi.

Sau mổ, sức khỏe ông ổn định, tiếp tục theo dõi tại bệnh viện.

Bác sĩ khuyến cáo nếu gia đình có người chậm phát triển tâm thần, cần quan tâm, chăm sóc hơn, tránh trường hợp người bệnh vô thức làm những hành động tự gây tổn hại đến bản thân hoặc gây nguy hiểm cho người khác.

Khi người bệnh có các dấu hiệu bất thường về sức khỏe, gia đình nên đưa họ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng xảy ra.

Phim chụp x-quang dị vật trong bụng bệnh nhân. ảnh: bệnh viện cung cấp

Minh An

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/30-cm-day-dien-trong-bung-nguoi-dan-ong-4455164.html)

Chủ đề liên quan:

ca hiếm dị vật tuyên quang

Tin cùng nội dung

  • Người cao tuổi khi bị dị vật đường thở dễ nhầm với các bệnh nội khoa nên dễ bị bỏ sót. Dị vật đường thở còn tồn tại sẽ gây biến chứng như viêm phổi dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác như lao phổi, u phổi hay tràn dịch màng phổi do các nguyên nhân khác.
  • Những dấu hiệu gợi ý trẻ bị dị vật đường thở gồm: trẻ đang ăn, chơi đột ngột ho sặc sụa, khó thở, trợn mắt, mặt tím tái; Sau đó thở khó, ngưng thở do tắc nghẽn đường thở cấp. Nếu dị vật bít một phần đường thở trẻ sẽ thở rít kèm theo ho rũ rượi, cơn ho dồn dập, mặt đỏ gay.
  • Đối với trẻ chẳng may bị hóc dị vật, người lớn cần thực hiện ngay thủ thuật Heimlich để lấy dị vật. Nếu dị vật không bắn ra cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Hóc dị vật đường thở là một trong những T*i n*n cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
  • Dị vật đường thở là một cấp cứu hay gặp nhất ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Nếu biết sơ cứu đúng sẽ đem lại nhiều cơ hội cho người bệnh.
  • Hóc dị vật đường thở có thể gây nên cái ch*t ngay tức thì cho trẻ. Nếu biết cách phản ứng nhanh, cấp cứu kịp thời thì trẻ vẫn có cơ hội cứu sống.
  • Khi bị dị vật rơi vào tai, mắt, mũi hay xuyên vào da cần thực hiện ngay những biện pháp sơ cứu cơ bản sau trước khi đưa người bị nạn đi  bệnh viện cấp cứu.
  • Kể cả trẻ em và người lớn cũng rất dễ bị các dị vật rơi vào trong tai mũi...biết và sơ cứu đúng cách có thể nhanh chóng giúp người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm.
  • T*i n*n này thường xảy ra ở trẻ em khi bú bình hoặc cho ăn không đúng cách. Dị vật đường thở có thể là sữa, cháo, cơm (do sặc), hạt lạc, mãng cầu, hồng xiêm.
  • (Mangyte) - Trẻ bị sặc thức ăn hoặc hít vào mũi các vật nhỏ như hột đậu phộng, mãng cầu… nếu không sơ cứu ngay rất dễ dẫn đến ngưng thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY