Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

30 phút cứu sống bệnh nhân nôn ra máu 2 ngày liên tục

Bệnh nhân T.H.V. (SN 1959; ngụ hường 6, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) nhập viện trong tình trạng da xanh xao, da niêm nhợt nhạt, vã mồ hôi, suy hô hấp, tụt huyết áp, nhịp tim nhanh, xuất huyết tiêu hóa nặng, tiên lượng Tu vong cao.

Báo người lao động đưa tin, các bác sĩ khoa nội soi và khoa nội tiêu hoá của bệnh viện đa khoa trung ương cần thơ vừa cứu sống trường hợp bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa rất nặng.

Theo thông tin từ gia đình bệnh nhân, ông v. từng mổ nối vị tràng 10 năm trước đó. trong 2 ngày 12 và 13/6, bệnh nhân liên tục bị nôn ra máu và tiêu phân đen lượng nhiều nên được đưa đến bệnh viện địa phương cấp cứu. sau đó do tình trạng xuất huyết tiêu hóa không cải thiện nên bệnh nhân tiếp tục được chuyển đến bệnh viện đa khoa trung ương cần thơ.

Tại đây, các bác sĩ khoa cấp cứu nhanh chóng tiếp nhận và xử trí cấp cứu bằng cách truyền dịch, truyền máu… lượng máu mất rất nhiều, số lượng huyết sắc tố hb 3,4g/dl (bình thường 12-15g/dl), xét nghiệm có tình trạng toan chuyển hoá, suy hô hấp nặng và được xử trí thở máy, chống toan, dùng Thu*c ức chế bơm proton đường tĩnh mạch... các bác sĩ từ nhiều chuyên khoa đã tiến hành hội chẩn và thống nhất khi tình trạng cho phép sẽ tiến hành nội soi can thiệp cầm máu cấp cứu cho bệnh nhân.

Bệnh nhân đã được nội soi nối vị tràng, phần phình vị, thân vị trên có nhiều máu cục đỏ bầm, thân vị dưới có miệng nối to có 2 quai, được tiêm adreanaline 1/10.000, kẹp 4 clip… sau 30 phút can thiệp, tình trạng xuất huyết đã được kiểm soát, huyết áp ổn định, toan chuyển cải thiện dần, cai thở máy và rút ống thở.

Sau hơn 5 ngày điều trị, sức khỏe bệnh nhân chuyển biến tốt, dấu hiệu sinh tồn ổn định, bụng mềm, không thấy xuất huyết tiêu hóa tái phát, dự kiến ra viện trong ngày 23/6, báo công an tphcm thông tin thêm.

Bác sĩ ck2 nguyễn thị quỳnh mai, người trực tiếp tiến hành nội soi cấp cứu cho bệnh nhân, cho biết, kẹp clip cầm máu qua nội soi là một trong những biện pháp cơ học phổ biến và hiệu quả, nhất là trong các trường hợp xuất huyết không do vỡ thực quản. kẹp clip cầm máu phát huy hiệu quả trong các trường hợp chảy máu đang hoạt động, các tổn thương mạch máu lộ. hiệu quả cầm máu ban đầu của kẹp clip cầm máu trong xuất huyết đường tiêu hoá rấ cao (trên 97,6%) và tỷ lệ xuất huyết tái phát chỉ 2,4%.

Minh Hoa (t/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: Người đưa tin (https://www.nguoiduatin.vn/30-phut-cuu-song-benh-nhan-non-ra-mau-2-ngay-lien-tuc-a479755.html)

Tin cùng nội dung

  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Nôn ra máu là triệu chứng thường do bệnh lý ở đường tiêu hóa trên, bao gồm: thực quản, dạ dày, và đoạn đầu ruột non (hành tá tràng). Nôn ra máu thường co chảy máu thực quản, dạ dày, tá tràng
  • Đi tiêu ra máu là thuật ngữ y khoa, dùng để mô tả máu xuất hiện trong phân. Tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân đại tiện, đi tiêu, đi cầu ra máu.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Nội soi phế quản (Bronchoscopy) là một thủ thuật giúp chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý đường hô hấp bao gồm phế quản và phổi.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Nội soi đại tràng (colonoscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong lòng đại tràng (ruột già) của bạn.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY