Tin y tế hôm nay

Tin y tế

4 bệnh nhân nhiễm Covid-19 được điều trị khỏi bệnh, xuất viện

Dân trí Sau thời gian được được chăm sóc, điều trị theo phác đồ, 4 bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 tại TPHCM đã được xuất viện. 60 bệnh nhân Covid-19 đã âm tính lần 1, 3 ca nặng đang tiến triển tốt

Chiều 29/3, Bệnh viện Dã chiến huyện Củ Chi, TPHCM đã cho 4 bệnh nhân mắc SARS-CoV-2 xuất viện sau thời gian điều trị tại đây. Các bệnh nhân đã có trên 2 lần xét nghiệm âm tính với virus SASR-CoV-2.

Trước đó, các bệnh nhân trên đều từ nước ngoài về sân bay Tân Sơn Nhất, sau đó được đưa đến Bệnh viện Dã chiến phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2  tại huyện Củ Chi, TPHCM.

Các bệnh nhân được điều trị trong khoảng thời gian từ 9 đến 13 ngày và đã có trên 2 lần xét nghiệm cho kết quả âm tính. Bác sĩ Trần Nguyễn Hoàng Tú, Bệnh viện Dã chiến huyện Củ Chi cho biết: “bốn bệnh nhân được xuất viện đợt này đều là nữ, có 3 người thường trú tại TPHCM và 1 người ở tỉnh Cà Mau”.

Như vậy, đến ngày 29/3 trên địa bàn TPHCM đã có 45 trường hợp nhiễm Covid-19, trong đó có 7 người được điều trị khỏi bệnh, xuất viện. Tình hình sức khỏe của các người bệnh còn lại đang điều trị hiện đã ổn định, được tiếp tục theo dõi.

Tổng số trường hợp tiếp xúc với các ca bệnh mới đến nay đang được theo dõi là 4.786 người. Tổng số trường hợp nghi ngờ là 296 trường hợp, trong đó có 291 trường hợp có kết quả âm tính, 5 trường hợp đang đợi kết quả.

Tổng số trường hợp đang được cách ly tại khu cách ly tập trung của thành phố: 9.260 trường hợp; tại khu cách ly tập trung của quận, huyện còn theo dõi 544 người. Tổng số người được cách ly tại nhà, nơi lưu trú đang theo dõi là 1.687 trường hợp.

Tại Quảng Bình, người phụ nữ bị sốt sau khi từ Nhật Bản trở về âm tính với SARS-CoV-2.

Chiều 29/3, ông Nguyễn Đức Cường, Giám đốc Sở Y tế Quảng Bình đã xác nhận thông tin trên. Người phụ nữ này là chị Nguyễn Ng. A. (SN 1984), trú phường Đồng Hải, TP Đồng Hới.

Chị A. vừa trở về từ Nhật Bản vào ngày 20/3, đến sáng 27/3 có biểu hiện sốt, nhiệt độ từ 37,5°C đến 38°C, người mệt mỏi, cảm giác khó thở, tức ngực, ho ít.

Sau khi nắm được thông tin, cơ quan chức năng tại Quảng Bình đã bố trí xe chuyên dụng đưa chị A. đến cách ly, theo dõi tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới. Đồng thời lấy mẫu xét nghiệm.

Được biết, trước đó chị A. đáp chuyến bay Narita từ Tokyo về sân bay Nội Bài, rồi đi tàu hỏa SE3 về Đồng Hới, sau đó đi taxi về nhà riêng.

Cũng theo Sở Y tế Quảng Bình, đến sáng 29/3, tại địa phương này có 3.015 người được theo dõi, cách ly tại nhà, trong đó 2.020 trường hợp đã qua 14 ngày. Tổng số đang cách ly tập trung tại tỉnh Quảng Bình là 1.968 người.

Giám sát y tế gần 100 trường hợp từng khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai

Sở Y tế tỉnh Quảng Bình đã phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai rà soát các trường hợp là người dân tại địa phương này có ra Hà Nội tham gia khám, điều trị nội trú tại bệnh viện trong khoảng 14 ngày vừa qua. Đến nay ghi nhận có có gần 100 trường hợp đến Bạch Mai khám, chữa bệnh.

Để phòng chống dịch Covid-19, Sở Y tế tỉnh Quảng Bình đã có công văn gửi Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, thị xã, các cơ sở y tế trên địa bàn về việc theo dõi, giám sát các trường hợp nêu trên.

Sở Y tế giao cho các đơn vị tuyến huyện, trường hợp nào có dấu hiệu thì báo cáo lên để giám sát. Tuyến huyện sẽ nắm các trường hợp đó rồi giám sát hằng ngày, trường hợp có dấu hiệu đặc biệt thì báo cáo để xử lý. Đồng thời hướng dẫn cách ly tại gia đình, kiểm tra sức khỏe hàng ngày.

Ngoài ra, một số cán bộ y tế, bác sĩ của Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới từng tham học tập tại Bệnh viện Bạch Mai sẽ được cách ly y tế tại nhà, trong thời gian 14 ngày.

Vân Sơn - Tiến Thành - Đặng Tài

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (https://dantri.com.vn/suc-khoe/4-benh-nhan-nhiem-covid-19-duoc-dieu-tri-khoi-benh-xuat-vien-20200329191300170.htm)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY