Dinh dưỡng hôm nay

4 sai lầm chế biến tôm khẳng khác nào ném tiền qua cửa sổ

Tôm ăn kiểu gì cũng ngon nhưng không phải ai cũng biết cách chế biến sao cho đúng và tận dụng được hết các phần của tôm.

Tôm ăn kiểu gì cũng ngon nhưng không phải ai cũng biết cách chế biến sao cho đúng và tận dụng được hết các phần của tôm.

Ảnh minh họa Ảnh minh họa

Tôm chắc chắn là nguyên liệu không còn xa lạ gì với tất cả chúng ta. Cách chế biến tôm cũng đa dạng hệt như kích thước của loại hải sản này vậy. Tôm hấp, tôm rang, ruốc tôm,... món ăn nào từ tôm cũng đều ngon và khá "gây nghiện".

Tuy nhiên, có 4 sai lầm khá phổ biến trong quá trình sơ chế tôm mà nhiều chị em thường mắc phải. những sai lầm này không chỉ khiến món ăn kém ngon, có hại cho sức khỏe mà còn khá... lãng phí nữa đấy!

1. Không rã đông tôm

Nhiều chị em thường có thói quen mua thật nhiều thực phẩm rồi trữ đông trong tủ lạnh, trong đó cả tôm. Tuy nhiên, tôm đông lạnh nếu không được rã đông đúng cách sẽ khiến thịt tôm chín không đều khi nấu.

Bạn không nên rã đông tôm bằng lò vi sóng hoặc ngâm trong nước nóng. Vì tôm có lớp vỏ cứng, quay lò vi sóng có thể khiến lớp vỏ chuyển hồng do tiếp xúc với nhiệt, trong khi đó phần thịt tôm vẫn còn đông đá.

Cách rã đông tôm đơn giản nhất chính là xả thẳng nước từ vòi vào tôm để làm tan phần đá giữa các con tôm. Sau đó, ngâm tôm trong nước thêm khoảng 2-3 phút là chị em có thể bắt đầu các thao tác chế biến được rồi.

2. Không nấu vỏ và đầu tôm

Có thể bạn chưa biết: Phần đầu và vỏ tôm giúp giữ lại hương vị của tôm nhiều nhất và cũng chứa khá nhiều caxi. Giữ nguyên lớp vỏ tôm khi nấu sẽ giúp món tôm có vị ngọt và thơm hơn.

Điểm danh 4 sai lầm thường thấy trong cách chế biến tôm của các bà nội trợ, mắc phải điều số 2 chẳng khác nào vứt tiền qua cửa sổ! - Ảnh 2.

Ngoài ra, phần đầu tôm cũng có thể dùng để nấu các loại canh như canh bầu, canh bí, canh mướp. Để tận dụng được phần đầu tôm, bao gồm cả phần râu, bạn chỉ cần loại bỏ phần phân tôm.

Sau đó xay nhuyễn đầu tôm, lọc lấy nước và dùng nước đó để nấu canh như bình thường. Món canh đảm bảo sẽ ngọt và rất "đưa cơm" đấy!

3. Nêm gia vị quá nhiều

Khi chế biến tôm, bạn không nên nêm gia vị quá nhiều bởi tôm vốn đã có vị ngọt tự nhiên, cộng thêm việc chúng khá mềm nên không nhất thiết phải thêm quá nhiều loại gia vị khác nhau, khiến cho vị tôm bị lấn át hoàn toàn.

Chị em chỉ cần thêm một chút muối và tiêu là đủ có được một món ăn ngon rồi.

4. Nấu tôm quá kỹ

Nhiều bà nội trợ nghĩ rằng tôm hấp luộc hoặc xào càng kỹ thì càng ngon. Nhưng việc này có thể khiến cho tôm bị mất vị. Phần thịt tôm bị rắn quá mức, khi ăn bị dai kém thơm ngon hấp dẫn. Vì vậy khi chế biến món tôm bạn hãy nấu chín vừa đủ, không nhất thiết phải nấu quá lâu tới mức tôm cứng đanh lại sẽ mất đi dưỡng chất có trong thịt tôm.

Điểm danh 4 sai lầm thường thấy trong cách chế biến tôm của các bà nội trợ, mắc phải điều số 2 chẳng khác nào vứt tiền qua cửa sổ! - Ảnh 3.

Tùy từng công thức mà khoảng thời gian nấu có thể khác nhau. Nhưng hãy để ý, khi nào bạn thấy thịt tôm đã ngả sang màu hồng pha trắng, vậy nghĩa là tôm đã chín rồi!

Với những thông tin này, hy vọng chị em có thể chế biến tôm vừa ngon, vừa tận dụng được hết các bộ phận của tôm để không vô tình "ném tiền qua cửa sổ".

theo pháp luật và bạn đọc

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/noi-tro/4-sai-lam-che-bien-tom-khang-khac-nao-nem-tien-qua-cua-so-aseYPp2Gg.html)

Tin cùng nội dung

  • Đối với những thực phẩm chín (bánh chưng, bánh tét, giò, chả, giò xào…), người dân có thể bảo quản trong điều kiện thoáng mát, không bụi bặm, ẩm thấp.
  • Mười năm trước, tôi đã tự nhủ với lòng mình rằng sẽ không bao giờ uống nước mía – thứ đồ uống tôi thích nhất nữa, khi thấy một con nhặng nổi lềnh phềnh trong cốc nước mía đang cầm trên tay.
  • Trong nghề y chúng ta từng chứng kiến sai lầm của đồng nghiệp và dĩ nhiên là cũng có đồng nghiệp chứng kiến sai lầm của chúng ta.
  • Sắn (khoai mì) là loại lương thực phổ biến, nhất là ở vùng nông thôn miền núi. Tuy nhiên trong sắn có chứa độc tố có thể gây ngộ độc nặng.
  • Giấc ngủ là một trong những điều quan trọng nhất để phục hồi lại sức khỏe của con người sau một ngày dài. Nhưng những thói quen xấu vô tình làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, thậm chí gây cho bạn mất ngủ.
  • Thời điểm đầu năm mới (mùa đông xuân), nhiệt độ hạ thấp gây rét đậm, rét hại, độ ẩm trong không khí không ổn định, đan xen những ngày lạnh và khô là những ngày mưa ẩm.
  • Rau quả là nguồn vitamin và muối khoáng quan trọng. Nhu cầu về vitamin và muối khoáng của con người được cung cấp qua bữa ăn hàng ngày qua rau tươi.
  • Ăn quá nhiều vào bữa sáng làm cơ thể buồn ngủ và lười hoạt động. Ăn thức ăn với nước trái cây hoặc nước sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa.
  • Cuộc sống chăn gối vợ chồng quyết định hạnh phúc gia đình. Một số quan niệm sai lầm về bệnh T*nh d*c bạn cần loại bỏ để cuộc yêu thăng hoa.
  • Đối với người bị đuối nước, việc sơ cứu dưới nước là điều quan trọng đầu tiên nên làm, để đưa nạn nhân ra khỏi tình trạng ngạt.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY