Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

46% ca bệnh phát hiện qua xét nghiệm tại cộng đồng, Hà Nội sẽ lấy 300.000 mẫu tại nơi nguy cơ cao

(HNMO) - Hà Nội chuẩn bị triển khai lấy 300.000 mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho đối tượng nguy cơ cao và khu vực nguy cơ cao tại 30 quận, huyện, thị xã, từ ngày 10 đến 17-8.

(hnmo) - theo tin từ sở y tế, hà nội chuẩn bị triển khai lấy 300.000 mẫu xét nghiệm sars-cov-2 cho đối tượng nguy cơ cao và khu vực nguy cơ cao tại 30 quận, huyện, thị xã. dự kiến, thời gian thực hiện trong 7 ngày (từ 10 đến 17-8).

Bác sĩ Đào Hữu Thân, Trưởng khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội) cho biết, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố vẫn diễn biến phức tạp, chưa có xu hướng giảm. Thậm chí, nhiều chùm ca bệnh chưa rõ nguồn lây.

Điểm đáng lưu ý của các ca bệnh ghi nhận trong 3 tuần gần đây trên địa bàn hà nội, đó là 634/1.369 ca bệnh (chiếm tỷ lệ 46%) được phát hiện ngay khi thực hiện xét nghiệm tại cộng đồng (xét nghiệm lần 1) ở thôn thọ am (xã liên ninh, huyện thanh trì), ổ dịch tại tổ dân phố hoa vôi (thị trấn quốc oai, huyện quốc oai), ổ dịch tại chợ phùng (xã phùng xá, huyện thạch thất). hầu hết các bệnh nhân đều sống tại thôn và có tiếp xúc với f0.

Do đó, theo bác sĩ đào hữu thân, mục tiêu của đợt triển khai xét nghiệm khu vực nguy cơ cao, nhóm người nguy cơ cao lần này nhằm phát hiện sớm người mắc bệnh để ngăn chặn kịp thời sự lây lan của dịch bệnh, đồng thời đánh giá và nhận định tình hình dịch trên toàn thành phố.

Theo kế hoạch, căn cứ vào tình hình dịch bệnh tại 30 quận, huyện, thị xã, dự kiến sẽ có khoảng 300.000 mẫu được lấy, trong đó có 186.000 mẫu tại khu vực nguy cơ, 114.000 mẫu là đối tượng nguy cơ.

Đối tượng lấy mẫu bao gồm: Người đang sinh sống tại các khu vực nguy cơ cao (thôn, xóm, tổ dân phố, cụm dân phố), nơi có nhiều bệnh nhân, nhiều ổ dịch, mật độ dân cư lớn, giao lưu đi lại nhiều, có nguy cơ bùng phát dịch bệnh; nhóm người có nguy cơ cao dễ mắc bệnh và làm lây lan dịch bệnh: Người làm dịch vụ vận chuyển hàng hóa, bán hàng ở chợ, siêu thị, vận chuyển phân phối các mặt hàng thiết yếu, người làm dịch vụ vệ sinh công cộng, lái xe taxi, công nhân các khu công nghiệp...

Theo CDC Hà Nội, việc lựa chọn đối tượng đối với khu vực nguy cơ, lấy mẫu gọn theo khu vực địa lý, theo thôn, xóm, tổ dân phố, theo hộ gia đình, cửa hàng, nhà trọ liền kề, phòng trọ, công ty, cơ quan, xí nghiệp... Tại mỗi hộ gia đình, cửa hàng, phòng trọ, chọn 2 người có mật độ tiếp xúc, đi lại nhiều để lấy mẫu đại diện. Đối với nhóm người nguy cơ, lập danh sách để lấy mẫu đại diện hoặc toàn bộ, tùy thuộc vào số lượng cụ thể từng đơn vị.

Riêng đối với 11 quận, huyện: Hoàng Mai, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Đông Anh, Hoàn Kiếm, Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Xuân, Hà Đông, Tây Hồ và Ba Đình sẽ triển khai lấy mẫu tại các xã, phường đang ghi nhận các chùm ca bệnh.

Cụ thể, quận Hoàng Mai sẽ triển khai lấy mẫu tại các phường: Thịnh Liệt, Tương Mai, Vĩnh Hưng, Tân Mai, Mai Động, Lĩnh Nam; quận Đống Đa sẽ lấy mẫu tại các phường: Văn Chương, Văn Miếu, Phương Mai, Hàng Bột, Thổ Quan, Quốc Tử Giám, Khâm Thiên; huyện Đông Anh sẽ lấy mẫu tại các xã: Uy Nỗ, Nam Hồng, Tiên Dương và thị trấn Đông Anh... 

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương đề nghị, CDC Hà Nội cùng với các quận, huyện, thị xã đánh giá các nguy cơ tại các địa bàn và chia theo 3 khu vực: Khu vực đỏ (nguy cơ cao nhất trong vùng phong tỏa), khu vực vàng (nguy cơ cao) và khu vực khác (có nguy cơ). Từ đó, lấy mẫu diện rộng, có trọng tâm, chia theo các khu vực. Thành phố giao chỉ tiêu lấy mẫu sớm, có kết quả nhanh trong vòng 24 giờ.

"việc tổ chức thực hiện lấy mẫu xét nghiệm covid-19 dựa vào lực lượng y tế sẵn có trên địa bàn, đồng thời huy động thêm gần 1.000 sinh viên trường cao đẳng y hà nội tham gia hỗ trợ. đội ngũ này đã được tập huấn lấy mẫu xét nghiệm covid-19 (trong đó có 300 sinh viên đã đi hỗ trợ phòng, chống dịch tại bắc ninh, bắc giang). chúng ta phải tranh thủ từng phút, từng giờ, bằng mọi biện pháp tận dụng tối đa "thời gian vàng" giãn cách để khống chế dịch, đưa thành phố trở lại trạng thái bình thường mới", ông vũ cao cương nhấn mạnh.
 

Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.

Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1008382/46-ca-benh-phat-hien-qua-xet-nghiem-tai-cong-dong-ha-noi-se-lay-300000-mau-tai-noi-nguy-co-cao)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY