Tin y tế hôm nay

Tin y tế

46 người Ch?t vì bệnh dại, nên tiêm phòng dại ngay khi bị động vật cắn

Theo Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, tính đến nay cả nước ghi nhận 46 người bị Ch?t vì bệnh dại tại 24 tỉnh thành phố. Các chuyên gia khuyến cáo, phòng bệnh bằng vắc xin dại cho người và động vật là biện pháp quan trọng để ngăn ngừa Tu vong do bệnh dại ở người.

Hội nghị tăng cường các biện pháp liên ngành phòng chống các tỉnh trọng điểm miền Bắc Việt Nam đã diễn ra ngày 6/8 với sự phối hợp của Bộ Y tế, Bộ NN-PTNT, WHO cùng các đại diện 18 tỉnh thành phố có số ca Tu vong do dại cao trên người 2018-2019 gồm: Hòa Bình, Lào Cai, Thanh Hóa, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Nghệ An, Sơn La, Điện Biên, Tuyên Quang, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu, Lạng Sơn, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội.

Theo Cục Y tế dự phòng và Cục Thú y: “Hiện nay, ở Việt Nam còn xuất hiện trên nhiều tỉnh, thành phố trong toàn quốc. Chúng ta cần nỗ lực và đầu tư nhiều hơn nữa nhằm cải thiện nhận thức cho cộng đồng, thực hiện các biện pháp phòng chống nhằm giảm thiểu nguy cơ ở người; tăng số điểm tiêm vắc xin và tăng tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ chăm sóc y tế, nâng cao tỷ lệ tiêm vắc xin dại cho đàn chó.

Theo ông Đặng Quang Tấn - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, phòng bệnh bằng vắc xin dại cho người và động vật là biện pháp quan trọng để ngăn ngừa Tu vong do ở người; nhận thức và tham gia của cộng đồng là chìa khóa then chốt cho sự thành công trong công tác phòng chống bệnh dại.

Mặt khác, phòng, chống và loại trừ cần theo hướng Một Sức Khỏe, cụ thể là sự hợp tác hiệu quả giữa các ngành Y tế và ngành Thú y. FAO và WHO đều nhận thức rõ và sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam loại trừ ở tất cả các tuyến.

Trong năm 2017, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chương trình Quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ giai đoạn 2017-2021, tiếp theo Chương trình phòng chống và loại trừ quốc gia giai đoạn 2011-2015. Cũng vào năm 2017, Chính Phủ đã ra Chỉ thị số 31 ngày 6/7/2017 về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại. Cả hai đều phản ánh cam kết mạnh mẽ của quốc gia trong công tác phòng chống, kiểm soát và tiến tới loại trừ bệnh dại.

Nên tiêm phòng dại ngay sau khi bị động vật cắn

Theo chương trình khống chế và loại trừ trên người - Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, tính đến nay cả nước ghi nhận 46 người bị Ch?t vì tại 24 tỉnh thành phố – thấp hơn một chút so với cùng kỳ năm 2018 (50 ca).

Thời gian qua, công tác phòng chống tại Việt Nam đã được quan tâm đẩy mạnh và đạt một số kết quả nhất định trong những năm gần đây, cụ thể số ca Tu vong do dại giảm liên tiếp trong các năm 2015, 2016, 2017. Tuy nhiên năm 2018 tình hình đột ngột có diễn biến phức tạp với số người Tu vong do dại là 103 tăng hơn so với năm 2017 là 29 (39%).

Đặc biệt, dịch bệnh xuất hiện và tăng mạnh ở những tỉnh vốn không phải là khu vực trọng điểm về dại. Bệnh dại hiện vẫn là một trong số các bệnh truyền nhiễm gây dịch có số Tu vong trên người cao nhất và hầu hết các trường hợp Tu vong là do không tiêm vắc xin phòng dại sau khi bị cắn.

Bệnh dại đã ghi nhận ở hơn 150 quốc gia, lãnh thổ và khu vực. Bệnh gây Tu vong khi các triệu chứng biểu hiện trên cả người và động vật. Bệnh dại ở người chỉ có thể được ngăn chặn thông qua các biện pháp như tiêm vắc xin dại cho người ngay sau khi bị chó nghi dại cắn, bên cạnh đó cần quản lý tốt đàn chó, và tiêm vắc xin cho chó.

Thời gian gần đây có nhiều trường hợp Tu vong do chó cắn, ngoài ra, chó cắn có nguy cơ cao gây bệnh dại trên người. Cho đến nay bệnh dại chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu, người bị bệnh Dại gần như Tu vong 100%. Bệnh dại nguy hiểm nhưng đã có vắc xin phòng và người dân hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh dại.Để chủ động phòng chống bệnh dại, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm. Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.Khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần: Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút,nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch -đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn. Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine.Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương. Đến ngay Trung tâm y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh Dại.Tuyệt đối không dùng Thu*c nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.

Dương Hải

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/46-nguoi-chet-vi-benh-dai-cach-han-che-bi-dong-vat-can-n161578.html)

Tin cùng nội dung

  • Chó, mèo là vật nuôi khá quen thuộc và gần gũi, nguy cơ bị chó, mèo cắn hoàn toàn có thể xảy ra. Sẽ rất nguy hiểm nếu như những con vật đó chưa được tiêm phòng, mang virút dại.
  • Chó là một vật nuôi quen thuộc và gần gũi trong mỗi gia đình, trẻ có nhiều cơ hội để tiếp xúc, đùa giỡn với chúng nên nguy cơ bị chó cắn rất dễ xảy ra.
  • Khi bị chó cắn, phải xử trí như thế nào để bảo đảm an toàn?
  • (Mangyte) - Nguy cơ lớn nhất khi bị chó cắn là bạn có thể mắc bệnh dại. Căn bệnh này có thể gây Tu vong nên tuyệt đối không được coi thường.
  • Cho con hỏi tiêm vắc xin phòng bệnh dại do chuột cắn 1 mũi hết bao nhiêu tiền và cần phải tiêm bao nhiêu mũi? Mong Mangyte gửi câu trả lời về mail của con. Con xin chân thành cám ơn. (Thu Thủy - trang...@gmail.comi)
  • Tôi muốn hỏi địa điểm chích ngừa bệnh dại do bị chó cắn khu vực quận Tân Phú, Bình Tân. Nếu có làm việc thứ 7 và chủ nhật càng tốt. Xin cảm ơn! (Tuấn - Bình Tân) Cho tôi hỏi, ngày tết nếu chẳng may đi đường bị va quệt xe trầy chân tay cần phải đi chích ngừa phong đòn gánh thì phải làm sao? Hình như trong 24h đầu chích kiểu khác, sau 24h chích kiểu khác phải không Mangyte? (Thanh Bình - Q. Gò Vấp)
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
  • Chó thường không cắn trừ khi cảm thấy bị đe dọa và trẻ em thường là nạn nân của chúng. Không bao giờ được để trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ một mình với chó. Bài viết này giúp cho bạn biết cách dạy con bạn làm thế nào để tránh bị chó cắn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY