Tin y tế hôm nay

Tin y tế

5 dấu hiệu cho thấy trẻ không hợp sữa

Theo bác sĩ chuyên khoa I Trần Thị Minh Nguyệt, tiêu chảy, táo bón, nôn trớ, không tăng cân, không chịu bú là những dấu hiệu không hợp sữa phổ biến ở trẻ.

Bác sĩ chuyên khoa I Trần Thị Minh Nguyệt, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng TP HCM cho biết, các dấu hiệu không hợp sữa kể trên tuy phổ biến nhưng lại là những triệu chứng thông thường của nhiều vấn đề sức khỏe khác hay gặp ở trẻ nhỏ. Phụ huynh thường tập trung giải quyết các triệu chứng này mà bỏ quên vấn đề gốc đó là có thể con chưa hợp với một loại thức ăn nào đó. Trong đó, phổ biến nhất là không hợp với loại sữa đang uống.

Theo bác sĩ Nguyệt, việc không tìm ra vấn đề gốc sẽ dẫn đến nguy cơ trẻ phải tiếp tục sử dụng một nguồn dinh dưỡng không phù hợp trong thời gian dài, ảnh hưởng đến sức đề kháng và hệ tiêu hoá. Cơ thể trẻ vì thế cũng không hấp thụ tối ưu các dưỡng chất giúp phát triển tối đa về chiều cao, cân nặng cũng như trí tuệ sau này.

Điều này cũng được chỉ ra trong cuộc khảo sát trực tuyến do công ty tư vấn và nghiên cứu thị trường Anh Mỹ về dinh dưỡng trẻ em (AMCO) thực hiện một cuộc khảo sát trực tuyến tại khu vực TP HCM, với sự tham gia của hơn 413 phụ nữ trong độ tuổi 18-45, có ít nhất một con 0-2 tuổi. Báo cáo kết quả cho thấy 80% trẻ có các dấu hiệu không hợp sữa, trong khi có đến 97% số đó gặp phải ít nhất một trong năm dấu hiệu không hợp sữa phổ biến kể trên, gồm: táo bón, tiêu chảy, nôn trớ, không chịu uống sữa và không tăng cân.

Những người mẹ sau khi tham gia khảo sát của AMCO cũng nhận thức được nguy cơ khi cho bé uống sữa không hợp. Cụ thể, có đến 98% người tham gia đồng ý với ý kiến "không hợp sữa sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển", với quan ngại lớn nhất là việc trẻ không tăng cân và rối loạn tiêu hoá (lần lượt là 38,5% và 26,6%).

Bên cạnh đó, bác sĩ Trần Thị Minh Nguyệt cũng nhấn mạnh rằng những năm đầu đời là giai đoạn vàng để tối đa tiềm năng phát triển của trẻ. "Đây là thời điểm cơ thể trẻ tăng trưởng thần tốc để hoàn thiện chiều cao, cân nặng, não bộ, và cả sức đề kháng. Quá trình này sẽ chậm dần qua từng năm. Nếu bỏ lỡ thời điểm vàng để cung cấp nguồn dinh dưỡng tối ưu, bố mẹ sẽ chẳng thể quay ngược thời gian".

Tiêu chảy, táo bón, nôn trớ, không tăng cân, không chịu bú là những dấu hiệu bệnh phố biến có thể xuất phát từ nguyên nhân trẻ không hợp sữa. Ảnh: Shutterstock.

Lý do trẻ không hợp sữa

Không hợp sữa có thể được lý giải cụ thể hơn là cơ thể trẻ đang không hợp, dẫn đến không hấp thu được một hoặc một số thành phần trong sữa nên biểu hiện ra ngoài bằng các dấu hiệu bệnh. Một loại sữa không hợp có thể được ví như một "mảnh ghép lỗi" vào chế độ dinh dưỡng của trẻ. Phụ huynh cần hiểu rõ yếu tố không hợp ở đây là gì để có giải pháp tốt nhất

Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Phó tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, đã phân tích sâu hơn về cách lựa chọn sữa cho trẻ. "Tùy thuộc vào nhu cầu năng lượng và thể trạng trẻ ở những lứa tuổi khác nhau mà chúng ta sẽ lựa chọn các loại sữa phù hợp. Khi trẻ dưới hai tuổi, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất. Nhưng khi trẻ bước vào độ tuổi ăn dặm, chúng ta phải bổ sung thêm các nguồn dinh dưỡng khác trong khẩu phần ăn. Trong đó, sữa là thực phẩm lý tưởng nhất sau sữa mẹ", bác sĩ Sơn cho biết.

Trẻ em Việt có thể trạng đặc thù, không phù hợp hoàn toàn với các công thức sữa ngoại nhập. Các biểu hiện liên quan vấn đề không hợp sữa ảnh hưởng đến sức đề kháng, thể trạng và nhiều yếu tố khác. Ảnh: Shutterstock.

Bên cạnh đó, trẻ em tại mỗi quốc gia sẽ có thể trạng đặc thù, thường gọi là cơ địa. Thể trạng này cộng hưởng từ những yếu tố như thổ nhưỡng, môi trường sống, điều kiện và thói quen sinh hoạt... từ đó hình thành nên nhu cầu dinh dưỡng riêng của mỗi quốc gia cũng như từng cá thể. Xét riêng tại Việt Nam, trẻ em có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cao (19,9%). Tỷ lệ thiếu các vi chất cần thiết như sắt, kẽm, vitamin D đều cao trên 50%, gấp nhiều lần so với trẻ em các nước phương Tây.

Bác sĩ Trương Hồng Sơn cho biết các sản phẩm nước ngoài tuy tốt song lại được xây dựng công thức từ thể trạng trẻ em nước họ. "Ví dụ như các quốc gia phát triển không có tình trạng thiếu máu nhiều như nước ta nên không có lý do để đưa nhiều sắt vào sữa. Quan trọng là phải xây dựng được công thức tốt nhất cho đối tượng trẻ em Việt Nam".

Cũng theo báo cáo của AMCO, 98% người mẹ tham gia đều hiểu rằng không hợp sữa là do sữa đang dùng chưa phù hợp với thể trạng của bé. Họ khẳng định sẽ đổi sữa cho con khi gặp trường hợp không hợp sữa. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy các mẹ Việt đã ý thức việc mình phải chọn sữa đúng nhu cầu của con và sẵn sàng thay đổi để tối ưu chế độ dinh dưỡng.

Chị Thùy Vân (Quận 3, TP HCM), một trong những người tham gia khảo sát AMCO, cho biết ngày trước con chị thường bị tiêu chảy, ho hen, ốm vặt. Chị nghĩ đơn giản là thể trạng bé nhạy cảm, dễ ốm bệnh, chỉ đưa đi khám rồi uống Thu*c mà không nghĩ rằng đây lại là dấu hiệu của việc không hợp sữa. Tương tự, chị Ngọc Nga (Hải Phòng) tưởng rằng cứ cho con uống sữa ngoại, gặp chút vấn đề cũng không sao, "miễn bổ là được". Hóa ra đây lại là suy nghĩ sai lầm.

Với 80% trẻ em Việt từng có dấu hiệu không hợp sữa, báo cáo là minh chứng nhắc nhở các bậc phụ huynh cần chú ý đến dinh dưỡng của con. Đôi khi những dấu hiệu bệnh quen thuộc lại có thể là biểu hiện của việc không hợp sữa, gây ảnh hưởng đến dự phát triển tối ưu của trẻ.

Thy An

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/5-dau-hieu-cho-thay-tre-khong-hop-sua-4280581.html)

Tin cùng nội dung

  • Những lợi ích khác của chanh phổ biến như giúp tim khỏe, ngừa bệnh suyễn, chống ung thư, làm đẹp da...
  • Trẻ em tuổi mẫu giáo, tiểu học hầu hết chưa ý thức được cách bảo vệ và phòng chống sâu răng nhưng lại có thói quen rất thích ăn quà vặt với hàm lượng đường cao. Vì thế, theo các kết quả nghiên cứu, tỉ lệ trẻ 6 tuổi bị sâu răng bao giờ cũng rất “đáng sợ”.
  • Để đảm bảo sức khỏe, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp: với tình trạng dinh dưỡng, với sức khỏe, với điều kiện kinh tế và sở thích...
  • Dưới đây là danh sách 10 loại thực phẩm quen thuộc gây ung thư mà bạn nên ngay lập tức tránh xa.
  • Ngày 15/4 tại Hà Nội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Báo Sức khoẻ Đời sống đã ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) giai đoạn 2015-2017 và hợp đồng hợp tác tuyên truyền năm 2015.
  • Vật dụng và những thói quen xung quanh nơi bạn làm việc, có thể gây ra vô số những vấn đề sức khỏe lâu dài.
  • Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin cần thiết, những bài tập vận động và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY